Bát Thập Bát Phật Quái Đàn - Chương 3

Nội dung chương có thể sử dụng các từ ngữ nhạy cảm, bạo lực,... bạn có thể cân nhắc trước khi đọc truyện!

Cập nhật lúc: 2024-07-06 08:23:10
Lượt xem: 668

5.

Nhờ có sự giúp đỡ của mấy người trong thôn vừa mới đến, t.h.i t.h.ể của bác cả và bác gái cuối cùng đã được đào lên.

Ngoài ra còn đào được hai cái xẻng.

Có vẻ như đêm qua hai người họ muốn đào những thứ bên dưới lên.

Mà tư thế quỷ dị của bọn họ, lại một lần nữa làm cho mọi người hoảng sợ.

Bởi vì t.h.i t.h.ể cứng ngắc của bác cả và bác gái đều đang quỳ lạy, giống hệt như tư thế của anh họ.

Bọn họ trông giống như là đang hướng tới những vòng tượng Phật bằng đá xung quanh mà quỳ lạy sám hối.

Trưởng thôn và ba tôi vẫn không ngừng an ủi bà nội nhưng bà nói lý do chúng tôi không thể gọi cảnh sát là vì khi cảnh sát đến, có lẽ họ sẽ mang tượng Phật đi cùng.

Nhưng những pho tượng Phật này tuyệt đối không thể di chuyển, dù chỉ là một phân cũng không được!

Đây là Bát Thập Bát Phật Trận, là một loại trận pháp của phái Mao Sơn.*

[*Mao Sơn Tông (茅山宗) là tên một giáo phái của Đạo giáo, lấy núi Mao Sơn (núi cỏ mao), nằm ở giữa hai huyện Kim Đàn và Cú Dung của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, làm Tổ đình. Trận pháp “Bát Thập Bát Phật Trận” là sản phẩm kết hợp của Phật giáo và Đạo giáo.]

Hình dáng kỳ lạ của những pho tượng Phật này là một loại thủ ấn của Phật giáo, tên là Hàng Ma Ấn.

Một khi di dời những tượng Phật bằng đá đi thì sẽ không thể trấn áp những thứ bên dưới nữa, toàn bộ thôn làng sẽ bị phá hủy.

Nghe đến đấy, mấy người thôn dân hôm qua tham gia di chuyển tượng đá đã sợ đến tái mặt, sợ rằng họ sẽ gặp chuyện giống như gia đình của bác tôi.

Trưởng thôn cũng lo lắng hỏi bà tôi bây giờ phải làm sao.

Lúc này bà nội cũng biết cháu trai của mình đã c.h.ế.t.

Bà ngồi dưới đất lau nước mắt, sau đó quay sang nói với bố tôi: "Phúc Sinh, anh trai con chắc chắn tối qua đã theo chị dâu con đến đây, chúng nó muốn đào những thứ bên dưới lên để trả thù cho Thiên Dã nhưng cuối cùng lại đụng phải thủ đoạn hiểm độc.”

"Con mau chóng đi sang huyện Ngũ Nguyên bên cạnh, tìm một thầy bói tên là Thôi Danh Chương. Ta biết ông ấy khi còn trẻ, là một đạo sĩ đến từ phái Mao Sơn rất có bản lĩnh.”

“Nếu tìm được ông ấy, có lẽ có thể dùng những pho tượng Phật bằng đá này trấn trụ thứ bên dưới kia một lần nữa.”

Trưởng thôn vội vàng hỏi: “Chị dâu, nói thật thì thôn này vốn là của nhà họ Lâm mấy người, thôn dân chúng tôi chỉ mới chuyển đến đây sau cải cách ruộng đất, chắc hẳn là chị phải biết bên dưới này chôn giấu thứ gì.”

Bà nội nghe xong, lại trầm mặc không nói, trên mặt mang theo nét tang thương, chỉ nhìn chằm chằm t.h.i t.h.ể của bác cả và bác gái.

Tôi muốn đi tới đỡ bà dậy, nhưng bà xua tay rồi quay sang nói với bố tôi: "Phúc Sinh, mau đi nhanh lên."

Bố tôi gật đầu, trưởng thôn thấy không hỏi được gì, liền quay sang nói với bố tôi, việc này không nên chậm trễ, nhanh chóng gọi thêm vài người đi cùng.

Bố tôi và những người khác còn chưa kịp ăn sáng, đã vội vàng lái xe đến huyện Ngũ Nguyên.

Bà nội ngồi bên bờ hồ cho đến khi người ta đến vớt x.á.c của bác cả và bác gái lên, thì bà mới tự mình đứng lên, bảo tôi dìu bà về nhà.

Con đường lúc trước chỉ mất mười phút là đến nơi nhưng hiện tại chúng tôi phải mất hơn nửa giờ mới hoàn thành.

Dọc đường tôi muốn hỏi bà nội bên dưới đó có thứ gì nhưng nhìn dáng vẻ hốc hác mệt mỏi của bà, tôi lại không biết mở lời kiểu gì

Về đến nhà, mẹ tôi đã nấu một ít cháo nhưng bà chỉ uống được vài ngụm rồi không ăn thêm được nữa.

Hai bữa còn lại trong ngày cũng được giải quyết đơn giản.

Chuyện trước kia của nhà chúng tôi, lúc trước tôi cũng có nghe ba tôi và bà nội nói qua ít nhiều.

Nhà họ Lâm của chúng tôi từng là một dòng họ lớn ở cái thôn này, thời nhà Thanh còn từng có ba cử nhân, một tiến sĩ.

Tam tiến tiểu viện của ủy ban thôn hiện tại là nơi ở trước kia của nhà họ Lâm chúng tôi, thôn dân ngày trước thường gọi nó là phủ tiến sĩ.

Nhưng vào thời Trung Hoa Dân Quốc, nhà họ Lâm bắt đầu suy tàn, cho đến thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, dòng họ nhà chúng tôi cũng chỉ còn lại mấy người.

Lại trải qua mấy lần vận động phong trào, nam đinh nhà họ Lâm gia cho đến bây giờ, chỉ còn lại bố tôi và bác cả.

Trước khi thành lập nước, bà nội đã được gả vào nhà với tư cách là con dâu nuôi từ bé, vì thế bà đã trải qua thời kỳ cuối cùng của đại gia tộc nhà họ Lâm.

Cho nên bà thực sự có khả năng biết về thứ đang chôn ở bên dưới lòng hồ kia.

Nhưng tại sao bà lại không muốn nói ra?

[Note: Tam tiến tiểu viện: một dạng tứ hợp viện loại nhỏ gồm ba sân.

Nam đinh: dùng để chỉ nam giới trưởng thành, nhưng mà tiệm thấy mọi người ngày xưa cũng hay dùng để chỉ chung toàn bộ nam giới chứ không riêng gì người trưởng thành.]

6.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/bat-thap-bat-phat-quai-dan/chuong-3.html.]

Năm giờ sáng ngày hôm sau, cuối cùng bố tôi và những người khác cũng quay lại.

Tôi vội đứng dậy đi mở cửa cho họ nhưng lại nhìn thấy có một thanh kiếm gỗ đang được treo trên cánh cửa ngoài sân không biết từ lúc nào.

Thanh kiếm gỗ đó trông khá là lâu đời rồi.

Tôi mở cửa và thấy một ông lão béo lùn bước vào cùng bố tôi.

Ông ta đeo một cặp kính, mặc áo sơ mi cổ rộng, chân đi đôi giày da, trên lưng còn vác theo một chiếc balo leo núi.

Người này……

Tôi hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy dáng vẻ của người đàn ông vừa mới bước vào này.

Bởi vì nếu nói ông ta làm nghề gì thì cũng thấy giống, chỉ trừ đạo sĩ.

Lúc này bà nội cũng từ trong nhà bước ra.

Khi nhìn thấy ông lão, bước chân của bà cũng nhanh hơn nhiều, liên tiếp gọi vài tiếng “Thôi đạo trưởng”.

Ông lão bắt đầu cười khúc khích.

Đây là vị đạo sĩ Mao Sơn tên Thôi Danh Chương đó à?

Chúng tôi đón Thôi đạo sĩ vào nhà, không lâu sau, trưởng thôn cũng tới.

Mọi người tập trung xung quanh Thôi Danh Chương lo lắng hỏi, liệu trận pháp kia có thể thi triển lại được không?

Thôi Danh Chương uống nửa chén trà, sau đó ngồi trên ghế bắt đầu kể về nguồn gốc của Bát Thập Bát Phật Trận kia, về sự dung hợp giữa Phật giáo và Đạo giáo, về vãng sanh cực lạc.*

[*Vãng sanh cực lạc thường được hiểu như một khái niệm đồng nghĩa với “đạt được Niết-bàn”. Tuy nhiên, cấp độ hoặc trình độ của Niết-bàn mà một người đạt được phụ thuộc vào hành trình tu tập và nhận thức cá nhân. Trong giáo lý Phật giáo, cũng có một khái niệm về “Cực lạc”, nơi mà Phật A Di Đà ở và dành cho những ai có tâm niệm Phật trước khi cuộc đời kết thúc.]

Thấy mọi người đều không có kiên nhẫn lắng nghe, ông chậm rãi nói: “Lão đã tính toán qua, tượng Phật bằng đá bị di dời ra ngoài không đến ba ngày, cũng đã nhanh chóng được đưa về vị trí ban đầu. Mở lại tế đàn, trận pháp vẫn có thể khôi phục lại một lần nữa.”

Nghe được lời này, vẻ mặt căng thẳng của mọi người cuối cùng cũng thả lỏng.

Bố tôi vội hỏi, khi nào thì mở tế đàn được?

Thôi Danh Chương nhắm mắt lại, bấm ngón tay tính toán, nói: “Giữa trưa, lúc mặt trời lên cao nhất.”

Cứ như vậy, chúng tôi đợi đến trưa rồi cùng lão đạo sĩ đến chỗ tượng đá ở trong hồ cạn.

Rất nhiều người trong thôn nghe nói đạo sĩ cuối cùng đã đến nên đều chạy đến tận nơi vây xem.

Tôi thấy Thôi Danh Chương ở trước tượng Phật đá bày một cái bàn học mượn từ trường tiểu học, bày lên một ít giấy hoàng chi*, hoa thơm, trà ngon, hoa quả, rượu ngon và các loại đồ cúng, cùng với một ngọn đèn thất tinh (Thất tinh đăng), một mặt gương đồng.

[*Nguyên văn là 蜡纸: Lạp chỉ: hay còn gọi là giấy nến, giấy sáp dầu, nhưng mà chủ tiệm tra được đạo sĩ thường hay dùng giấy hoàng chỉ nên xin phép được thay đổi. Giấy Hoàng Chỉ được làm từ các sợi thân gỗ thô nên còn gọi là sinh chỉ ngạnh hoàng. Nôm na là giấy vàng chuyên dùng để vẽ Bùa ( hay còn gọi là Phù, ngạnh hoàng chỉ).]

Ông ta thay áo bào đạo sĩ, đầu tiên là đốt Thất tinh đăng, sau đó tay cầm bảo kiếm, xách một con gà trống lên, cắt một đường ở mào gà của nó, đem m.á.u bôi lên ngón tay, rồi dùng m.á.u gà viết xuống một ít phù chú ở trên mặt gương đồng.

Sau đó ông liên tục đốt giấy hoàng chỉ ném lên trời, vung kiếm trong tay và lẩm bẩm điều gì đó.

Ngay sau đó, tượng Phật bằng đá trước bàn thờ khẽ lay động như bị rung chuyển bởi động đất.

Đám người ồ lên thán phục, cảm thán Thôi đạo sĩ này đúng thật là có bản lĩnh!

Bên kia, biên độ động tác của Thôi Danh Chương càng ngày càng lớn, mồ hôi trên mặt cũng càng ngày càng nhiều, không biết là vì nóng hay là vì nghi thức này cực kỳ hao tổn sức lực.

Nhưng một lúc sau, ông ta đột nhiên bất động.

Mắt ông nhìn chằm chằm vào một trong những bức tượng Phật bằng đá.

Tôi chỉ thấy pho tượng bắt đầu rung chuyển mạnh hơn các tượng Phật bằng đá xung quanh.

Thôi Danh Chương nhìn tượng phật bằng đá, cổ họng bắt đầu nuốt khan, vẻ mặt trở nên căng thẳng.

Dư Huy - tàn tia...
(Chỉ đăng tại m,onkey'd)

Đúng lúc này, một tiếng “rầm” vang lên, đầu pho tượng Phật trực tiếp nổ tung.

Tôi và mọi người đang xem đều bị sốc trước diễn biến bất ngờ này.

Thôi Danh Chương đột nhiên ngã xuống đất, lau mồ hôi trên mặt.

Chuyện gì đã xảy ra thế?

Trận pháp không hoạt động à?

Bố tôi thấy vậy liền vội chạy tới.

Ông đỡ Thôi Danh Chương dậy rồi vội hỏi chuyện gì đang xảy ra.

Tôi thấy toàn thân lão đạo sĩ không ngừng đổ mô hôi, ông ta chỉ vào tượng Phật đá bị nổ tung kia, nói năng lộn xộn: "Cái này, pho tượng Phật này đã bị đổi rồi."

Bình luận

2 bình luận

  • Vừa ng ta tha chết cho rồi mà còn phong ấn ng ta lần nữa...nếu muốn giết là giết rồi...xem thấy tức..đúng lòng ng thua cả ma quỷ

    CửuVỹ 1 tháng trước · Trả lời

    • Truyện hồi hộp nha mn

      Huahua 2 tháng trước · Trả lời

      Loading...