Chạm để tắt
Chạm để tắt

Người mẹ vô tình - Chương 1

Cập nhật lúc: 2024-08-12 15:11:52
Lượt xem: 755

Nghe tin tôi suýt tông phải người khác trong một vụ tai nạn ô tô, mẹ nhanh chóng chặn tôi vì sợ bị liên lụy.

 

Sau này khi mẹ xin tiền, tôi đưa cho bà ấy ít tiền hơn trước.

 

Vì vậy mẹ mắng tôi:

 

"Chỉ có ba ngàn? Mày đang bố thí cho ăn xin đấy à? Số tiền ít ỏi này thậm chí còn không đủ để tao nhét kẽ răng! Con cái nhà khác thì mua nhà, mua xe, mua quần áo cho bố mẹ! Sao mày lại vô dụng thế hả? Biến đi cho khuất mắt tao! Sau này đừng về đây nữa! Coi như tao chưa từng đẻ ra mày!"

 

Tôi nói: “Được rồi, được rồi! Nói mồm thì không thể làm bằng chứng được! Dì có thể viết cho tôi một bản cam kết không?”

 

1,

 

Sau bốn năm làm việc xa nhà, đây là lần đầu tiên tôi phá vỡ nguyên tắc "ra ngoài chỉ báo tin vui không báo tin buồn."

 

Chỉ bởi vì lần này, “tin buồn" đó là tôi suýt mất mạng.

 

Đêm đó, khi đang giao đồ ăn, vì để tránh va vào một ông cụ đột ngột chạy ra trước xe, tôi đã phải bẻ lái gấp và đ.â.m vào lan can cầu. 

 

Chiếc xe điện đã đồng hành cùng tôi nhiều năm rơi xuống sông vỡ thành ba mảnh. 

 

Còn tôi, trong vô thức đã dùng một chân chống đỡ cơ thể, may mắn thoát khỏi việc rơi xuống sông cùng xe. 

 

Trong lúc chờ đợi cảnh sát đến, tôi nhìn chân mình sưng tấy, toàn thân run rẩy không thể kiểm soát. 

 

Không dám tưởng tượng nếu mình không chống đỡ được thì sẽ ra sao, nhưng càng nhịn không dám nghĩ, hình ảnh mình rơi xuống tảng đá tan xương nát thịt lại càng hiện rõ trong đầu. 

 

Cảm giác sợ hãi cứ dâng lên như sóng biển, chẳng mấy chốc quần áo đã bị mồ hôi lạnh thấm đẫm. 

 

Cho đến khi nghe thấy giọng của mẹ, tôi như tìm được bến đỗ ấm áp, lập tức bật khóc nức nở. 

 

“Muộn thế này gọi điện làm gì? Tốt nhất là có việc gì đấy!” 

 

“Mẹ ơi, con bị tai nạn, suýt nữa đ.â.m vào người ta, xe rơi xuống sông rồi... Con sợ quá, suýt nữa con cũng rơi xuống, chân con đau lắm mẹ ơi...” 

 

Tôi vừa nức nở vừa kể lể. 

 

Nói thật, nhiều năm bươn chải bên ngoài tôi luôn tự cho rằng mình đã trưởng thành, nhưng khi đối mặt với tai nạn kinh hoàng như vậy, tôi vẫn như một đứa trẻ không biết phải làm sao. 

 

Thời khắc gọi điện cho mẹ, tôi chỉ muốn tìm chút hơi ấm để xua đi nỗi sợ hãi. 

yyalyw

 

Giống như khi trẻ con bị ngã, người lớn sẽ ôm chúng lên dỗ dành: “Bé yêu không sao chứ? Mẹ thổi cho là hết đau ngay.” 

 

Thổi không thể làm vết thương hết đau, nhưng khi cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương, đứa trẻ sẽ bình tĩnh lại, bởi vì được yêu thương mang lại cảm giác an toàn, khiến người ta không còn sợ hãi. 

 

Nhưng có lẽ trong lúc hoảng loạn, tôi đã quên mất rằng mẹ chưa bao giờ cho tôi sự quan tâm và yêu thương. Hoặc có lẽ tôi không quên, mà chỉ là ôm hy vọng rằng nếu mình bị thương nặng thì có thể khiến bà động lòng thương cảm. 

 

Tôi chưa kịp nói xong, giọng mẹ đã đột ngột gắt lên. 

 

“Mày nói gì? Đâm vào người ta gây tai nạn à? Con bé c.h.ế.t tiệt này làm việc mà không cẩn thận gì cả! Đã nói bao nhiêu lần rồi làm việc thì chú ý một chút! Cứ không nghe! Giờ xảy ra chuyện rồi, vui chưa? Đừng có khóc nữa! Khóc chỉ tổ làm tao bực mình! Giờ mày lớn rồi, xảy ra chuyện thì đừng mong tao giải quyết hộ, nếu mày đ.â.m vào người ta thì đi tù đi, đền tiền thì đền tiền! Đừng có tìm tao!” 

 

2

 

Tiếng tút tút kèm theo cuộc điện thoại bị cúp, tôi vừa khóc vừa cười, như một kẻ điên. 

 

Nước mắt không ngừng rơi trên màn hình, tôi gõ: "Mẹ, con không đ.â.m vào người ta." 

 

Nhưng tin nhắn không gửi được, khung chat hiện lên dấu chấm than màu đỏ. 

 

Mẹ đã chặn tôi rồi. 

 

Tôi nhìn chằm chằm vào màn hình, như thấy dấu chấm than biến thành một con d.a.o đỏ, cứ thế mà đ.â.m thẳng vào tim tôi. 

 

Đột nhiên có một cuộc gọi đến khác, tôi mang theo kỳ vọng có lẽ là mẹ mà bắt máy. 

 

Đầu dây bên kia là một giọng nữ dịu dàng. 

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/nguoi-me-vo-tinh/chuong-1.html.]

“Xin chào, tôi thấy bạn đã dừng trên cầu một lúc rồi, liệu đồ ăn của tôi còn kịp giao không?” 

 

Tôi hít mũi, cố gắng nói rõ ràng nhất có thể: 

 

“Xin lỗi! Xin lỗi! Tôi gặp tai nạn trên đường, xe và đồ ăn rơi xuống sông rồi, tôi sẽ đặt lại một phần khác cho bạn, hoặc tôi sẽ hoàn tiền lại, xin lỗi, không thể báo cho bạn ngay từ đầu.” 

 

Đầu dây bên kia phát ra giọng ngạc nhiên. 

 

“Hả! Vậy bạn có sao không? Đồ ăn không quan trọng, bạn đã gọi cảnh sát chưa?” 

 

“Gọi rồi gọi rồi, tôi không...” 

 

Hai chữ "không sao" nghẹn lại trong cổ họng không thể thốt ra. 

 

Sự quan tâm mà tôi khổ sở tìm kiếm từ mẹ ruột, một người xa lạ lại hào phóng trao cho tôi. 

 

“Ôi đừng khóc mà, đừng lo! Tôi đã xác nhận đơn hàng rồi, bạn mau đi bệnh viện đi, sức khỏe quan trọng hơn.” 

 

Đêm đó tôi khóc rất lâu, bác sĩ cứ nghĩ tôi đau chân quá nên khóc. 

 

Chỉ có tôi biết, tôi đang khóc cho bản thân, khóc cho sự nực cười, khóc cho sự hèn mọn của mình, khóc vì lẽ ra tôi nên sớm từ bỏ hy vọng ở mẹ. 

 

3

 

Trong thời gian nằm viện, anh trai gọi điện đến, sau khi biết tôi không đ.â.m vào người ta, anh quở mắng tôi. 

 

“Không đ.â.m vào người ta mà không biết gọi điện báo cho mẹ một tiếng à? Em không biết mẹ lo lắng cho em đến mất ngủ mấy ngày nay à!” 

 

Tôi c.h.ế.t lặng. Bà đã chặn tôi, sao tôi báo cho bà được. 

 

Đêm đó tôi đã khóc cạn nước mắt, đầu óc cũng trở nên thông suốt hơn. 

 

Giờ đây tôi dễ dàng nhận ra anh tôi nói vậy chỉ để chiếm lấy lợi thế đạo đức, biến sự thờ ơ của anh và mẹ thành do tôi bất hiếu mà ra. 

 

Rất giống với cái gọi là PUA (thao túngtâm lý) trên mạng. 

 

“Lý Vượng Ca, cô còn ba chai thuốc phải truyền…” 

 

Lời dặn dò của bác sĩ truyền đến tai anh trai qua điện thoại. 

 

Anh vội vàng nói: 

 

“Em đang ở bệnh viện à? Không có bệnh gì thì đừng đến bệnh viện, em không biết bệnh viện là chỗ đốt tiền à? Có vấn đề gì thì tìm phòng khám nhỏ mà xem. Đừng có mà làm bộ yếu ớt!” 

 

Tôi vì phải nằm yên truyền nước không thể cầm điện thoại nên bật loa ngoài. 

 

Y tá nghe được lời anh trai nói liền nhíu mày: 

 

“Anh trai này, em gái anh không phải bệnh nhẹ, chân cô ấy gãy xương nặng, phòng khám nhỏ không khám được đâu.” 

 

“Ơ cái cô này, chưa đến lượt cô xen vào chuyện của nhà tôi đâu!” 

 

“Không có quyền cũng thành có quyền, em gái anh cần tĩnh dưỡng, còn tôi là người có trách nhiệm không để cho cái thứ quỷ yêu nào đến quấy rầy cô ấy.” 

 

Chị y tá nói xong liền giúp tôi tắt điện thoại. 

 

Tắt xong chị lẩm bẩm: 

 

“Đúng là loại người gì đâu, em gái bị thương mà không hỏi han một câu, còn nói em mình làm bộ yếu ớt? Làm bộ cái đầu anh ta!” 

 

Mắng xong chị lại có chút ngượng ngùng nhìn tôi. 

 

“A! Xin lỗi! Chị miệng nhanh hơn não.” 

 

Tôi mỉm cười. 

 

“Không sao ạ, em cũng định cúp máy rồi.”

Loading...