Người đẹp nói nhiều - Phần 10 (END)

Cập nhật lúc: 2024-07-03 07:44:22
Lượt xem: 274

Ta: "...... “

 

Mặc dù thanh âm phát ra trúc trắc, ngữ điệu khàn khàn, nhưng đúng là những lời này xuất phát từ miệng Tạ Thanh Tuyên. Dùng từ ngữ long trời lở đất cũng không đủ để biểu đạt nỗi khiếp sợ của ta bây giờ.

 

“Tạ Thanh Tuyên, không phải chàng là người câm sao?”

 

Động tác Tạ Thanh Tuyên không hề dừng lại: "Ta...... Ta chưa từng...... chưa bao giờ nói ta...... là người câm cả.”

 

Nhưng mà hình như đúng là như vậy. Lúc trước trong chùa Bạch Mã truyền ra tin tức, chỉ nói là không ai nghe thấy Tạ Thanh Tuyên nói chuyện. Không ai nghe thấy và không nói được là hai chuyện khác nhau.

 

Bây giờ cẩn thận suy nghĩ lại một chút, lúc trước Bệ hạ tứ hôn, cũng chỉ nói là "Hắn không nói", chứ không phải là "Hắn không thể nói".

 

Chỉ một chữ mà gây ra hiểu lầm lớn như vậy.

 

“Vậy vì sao trước đó chàng vẫn không nói một lời nào?”

 

“Bế… bế khẩu thiền. Ta tu bế khẩu thiền.”

 

Ngoại truyện Tạ Thanh Tuyên.

 

Ta tên Tạ Thanh Tuyên, chính là nhi tử của Trấn Quốc Công và Đại trưởng công chúa. Rõ ràng ta là công tử thế gia cẩm y ngọc thực, nhưng lại lớn lên trong một ngôi chùa.

 

Người người đều nói là bởi vì ta có duyên sâu sắc với Phật, nhưng trên thực tế thì không phải vậy. Ta còn nhớ rõ, ngày đó mẫu thân xưa nay vốn rất nghiêm khắc cho gọi ta đến trước mặt, ánh mắt dịu dàng trước nay ta chưa từng nhìn thấy.

 

‘Con đi đi, cách xa kinh thành càng xa càng tốt, ta không bảo vệ được con nữa rồi.”

 

Vì thế, ta đi theo vị hòa thượng tên Hiểu Nhiên kia, lang thang di chuyển tới Giang Nam......

 

Hiểu Nhiên nói, lúc ông còn trẻ, cùng mẫu thân ta là đôi bạn thân cho nên ông được mẫu thân nhờ vả, đưa ta ra khỏi kinh thành lánh nạn. Không lâu sau đó, ta liền nhận được tin tức mẫu thân qua đời.

 

Ngày nhận được hung tin, Hiểu Nhiên tự nhốt mình trong phòng cả ngày. Sau khi đi ra, ông vuốt đầu ta, nói với ta: "Thế tử, ngươi phải lớn lên thật tốt, chớ phụ bạc lòng tốt của nàng.”

 

Ông ấy dạy ta đọc sách viết chữ, dạy ta cầm kỳ thư họa. Ông ấy là người hiểu biết, thông thái không giống như một hòa thượng. Nhưng phần lớn thời gian, ông ấy mang theo ta đi niệm kinh Phật, trong đó kinh niệm nhiều nhất là kinh vãng sanh.

 

Thái độ của Hiểu Nhiên đối với ta rất kỳ quái. Thỉnh thoảng trên mặt sẽ hiện lên vẻ từ ái, nhưng phần lớn thời gian luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa cách.

 

Một tiếng "thế tử" vạch ra một đường ranh giới giữa hai người chúng ta, khiến ta nhận thức rõ ràng, ông ấy vì được ủy thác mà nuôi ta ở bên cạnh.

 

Nhưng ở trong lòng ta, ông ấy vừa là người thầy vừa là người cha. Lớn hơn một chút, ta bắt đầu tự hỏi vì sao Hiểu Nhiên nói là mang ta đi xa khỏi kinh thành lánh nạn.

 

Mỗi lần truy hỏi, ông ấy luôn trầm mặc không nói. Tuy nhiên, khi ông sắp mất, ta vẫn biết được câu trả lời. Nhưng cũng là khi đó ta mới biết được, vì sao rõ ràng là một nhà sư nổi tiếng, nhưng ông ấy lại trải qua cuộc sống gần như tự ngược đãi bản thân. Là vì ông đang ăn năn hối lỗi, cũng là tự trừng phạt chính mình.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/nguoi-dep-noi-nhieu/phan-10-end.html.]

 

Trước khi xuất gia, Hiểu Nhiên cũng từng là công tử tuấn tú trong kinh thành. Ông xuất thân từ một thế gia luôn ủng hộ Thái tử, từ nhỏ đã quen biết mẫu thân ta, hai người là thanh mai trúc mã, rất thân thiết nhau.

 

Vị trí của Thái tử đang gặp bất ổn, lúc đó cần lôi kéo phủ Trấn Quốc Công tìm kiếm trợ giúp. Mà hôn nhân là phương thức tốt nhất, mẫu thân ta có huyết thống với Thái tử nên được lựa chọn là ứng cử viên tốt nhất.

 

Hiểu rõ phải lựa chọn giữa gia tộc và mẫu thân ta nhưng ông vẫn lựa chọn gia tộc, trơ mắt nhìn mẫu thân gả cho người khác. Từ đó, thế gian có thêm một người thương tâm, cũng có thêm một đôi phu thê không hòa thuận.

 

Phụ thân ta một lòng muốn phục vụ triều đình, canh giữ biên cương. Đối với người, nữ nhân chỉ là công cụ sinh sản, duy trì hương khói đời sau. Trong lòng đan xen nỗi đau nội tâm cùng sự đối xử lạnh nhạt của phu quân, mẫu thân ta ngày càng gầy gò.

 

Nhìn thấy mẫu thân như vậy, rõ ràng là ông rất hối hận, nhưng đã muộn. Sau đó, ông ấy rời gia tộc, xuất gia làm hòa thượng...

 

Mẫu thân gả cho phụ thân, một phần để thu phục, một phần để giám sát. Đương kim Bệ hạ một mặt trọng dụng phủ Trấn Quốc Công, giao cho bọn họ binh quyền. Mặt khác lại sợ phủ Trấn Quốc Công công cao lấn chủ, uy h.i.ế.p đến địa vị của người.

 

Mặc dù mẫu thân có nói hết lời rằng phủ Trấn Quốc Công không có ý đồ mưu phản, ngược lại một lòng trung quân vì nước, thế nhưng sự nghi ngở trong lòng Bệ hạ vẫn không được xóa bỏ.

 

Cảm giác khủng hoảng đã lên đến đỉnh điểm sau khi ta được sinh ra. Bệ hạ thậm chí còn nghi ngờ rằng mẫu thân sẽ vì ta mà đứng về phía đối lập với ngài ấy.

 

Sau khi sinh ta xong, thân thể mẫu thân càng lúc càng không ổn. Người biết rõ sau khi người rời đi, không có người che chở, ta sẽ không sống được bao lâu trong kinh thành cho nên liền tìm một người mà mẫu thân tin tưởng nhất đưa ta đi. Mà người này, chính là Hiểu Nhiên.

 

Bởi vì trong lòng ông ấy luôn có áy náy, hơn nữa cuộc sống tự ngược đãi bản thân kéo dài đã hủy hoại thân thể Hiểu Nhiên. Vào năm ta mười ba tuổi, Hiểu Nhiên cũng ra đi.

 

Ngày thứ hai sau khi Hiểu Nhiên ra đi, ta nhặt được Tiểu Cửu ở cổng chùa. Ta cố chấp cho rằng, đây là Phật tổ sợ ta ở đó cô độc một mình, nên mới đưa Tiểu Cửu đến trước mặt ta.

 

Cho dù người bên ngoài đều khẳng định Tiểu Cửu thân thể yếu ớt không sống được bao lâu, nhưng ta vẫn nhận nuôi hắn. Cũng từ ngày đó, ta bắt đầu tu thiền ngậm miệng.

 

Ta luôn hiểu rõ, tu bế khẩu thiền là khó tu nhất, nhưng có thể phòng tránh tai họa, tiêu trừ tội nghiệp. Ta tham lam cầu nguyện với Phật tổ rằng, ta nguyện tu bế khẩu thiền mười năm, đổi lại là mẫu thân và Hiểu Nhiên có thể có một kiếp sau hạnh phúc...

 

Có lẽ là cuối cùng Bệ hạ cũng hiểu được phụ thân ta sẽ không có ý đồ xấu, vào năm ta hai mươi tuổi, Bệ hạ cũng loại bỏ cảnh giác với người, đồng thời triệu hồi ta về kinh thành.

 

Bởi vì áy náy với mẫu thân ta, cho nên Bệ hạ đối với ta đặc biệt khoan hậu. Phủ Trấn Quốc Công quá rộng lớn quá vắng vẻ, thay vì một mình sống ở đó, ta tình nguyện ở tại tiểu viện nhỏ trong chùa Bạch Mã. Mà lần này ở kéo dài suốt ba năm.

 

Hoàng thượng ban hôn cho ta là điều ta không bao giờ ngờ tới. Ta vẫn cho rằng những thiên kim thế gia kia tất nhiên đều giống như mẫu thân, cười không lộ răng, tiến lùi có chừng mực, ngôn ngữ cử chỉ đều có lễ nghĩa.

 

Mà không ngờ Bệ hạ lại chọn cho ta một người như vậy. Năm ấy ở hậu viện chùa Bạch Mã, ta trốn ở sau tàng cây nhìn thê tử tương lai của mình cùng đối phương từ cãi vã chuyển sang động thủ. Cuối cùng nàng không địch lại đối phương, bị đẩy ngã xuống nước. Trước khi rơi xuống nước còn không quên tranh thủ nhổ một sợi tóc của đối phương.

 

Trong lòng ta nghĩ, mối hôn sự này cũng không có gì là không tốt.

 

Có một người sống động, sổi nổi như vậy bên cạnh làm bạn, ít nhất về sau ta sẽ không cảm thấy cuộc sống nhàm chán nữa.

 

(—END—)

 

Bình luận

1 bình luận

Loading...