Chạm để tắt
Chạm để tắt

MẸ CHỒNG HAI MẶT - Chương 10

Cập nhật lúc: 2024-07-24 19:29:59
Lượt xem: 2,228

Điều tôi không ngờ tới là trước Tết mấy ngày, Lâm Tuyết gửi tin nhắn dạy dỗ tôi, nói rằng dù mẹ chị ta không giúp chúng tôi trông con, người làm con dâu như tôi cũng không thể chọc giận mẹ chị ta sau khi ba chị ta mới mất năm đầu tiên, không cùng nhà chị ta đón Tết, hại mẹ chị ta buồn bực.

 

Tôi lười mắng chị ta, đáp lại: “Chị đừng bắt tôi phải chào cả nhà chị trong lúc tôi vui nhất!”. Sau đó, tôi đưa mọi thông tin liên lạc của chị ta vào danh sách đen.

 

Cuối cùng thế giới đã hoàn toàn thanh tịnh.

 

Kết quả chỉ thanh tịnh được vài ngày.

 

Lúc ăn Tết ở trong thôn, Diêu Lỵ đi viếng mộ của ba chồng vào ngày đầu năm mới, đúng lúc gặp trời đổ mưa, đường trơn trượt, tự mình ngã lăn từ trên xuống núi.

 

Sau khi Diêu Lỵ ngã, Lâm Phong vô cùng lo lắng gọi điện cho tôi, bảo tôi mau về nhà.

 

Mặc dù khi đó tôi vẫn đang đi du lịch cùng ba mẹ và ở tận vùng khác.

 

Tuy nhiên, xét thấy anh ta và Lâm Tuyết phải chăm sóc Diêu Lỵ mổ trong bệnh viện, không thể trông nom Tiểu Bảo nên tôi đã về sớm để chăm lo cho thằng bé.

 

Tôi cũng có đến bệnh viện thăm Diêu Lỵ.

 

Những vết xước trên mặt bà ta không đáng kể, vấn đề lớn là hai chân bị gãy nát xương, có lẽ sẽ không thể đứng dậy được trong suốt quãng đời còn lại.

 

Hơn nửa tháng sau, Diêu Lỵ được điều trị tại bệnh viện, Lâm Phong gần như sống trong đó.

 

Ngày mùng 8 Tết, công ty họ bắt đầu làm việc lại, ban ngày chị gái anh ta trực ở bệnh viện, đến đêm tới lượt anh ta trực.

 

Chuyện này rất bình thường.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/me-chong-hai-mat/chuong-10.html.]

Lâm Phong là con ruột của Diêu Lỵ, đó là hiển nhiên.

 

Điều không hợp thói thường chính là sau khi Diêu Lỵ xác định mình không thể đứng dậy được nữa, bà ta bắt đầu kể khổ với họ hàng đến bệnh viện thăm mình, nói đứa con dâu là tôi đây không đến bệnh viện săn sóc bà ta.

 

Tiếp đến, bà ta huy động họ hàng nhà mình đến giảng chữ hiếu cho tôi.

 

Nhà bà ta có một số "bậc cha chú cuối thời nhà Thanh" ăn no rỗi việc, không có chuyện gì làm, thực sự đã mượn cớ chúc Tết tới.

 

Nháo nhào phê bình.

 

Khi còn trẻ, Diêu Lỵ đã phải chịu nhiều gian khổ, mẹ chồng đối xử thậm tệ với bà ta, không giúp bà ta trông con mà còn kén cá chọn canh, bà ta kể rằng dù cho mẹ chồng có như vậy, về sau khi mẹ chồng già yếu cần người chăm sóc, bà ta vẫn phụng dưỡng mẹ chồng đến tận lúc lâm chung, tự mình bưng phân và nước tiểu, giặt giũ nấu nướng.

 

Cực kỳ hiếu thảo.

 

Hy vọng tôi có thể noi gương mẹ chồng tôi, gánh vác trách nhiệm chăm sóc bà ta.

 

Tôi tỏ thái độ: “Đây chẳng phải chó lại bắt chuột, xen vào việc của người khác sao? Mẹ chồng bà ta không có con trai à? Hay sao bà ta nhất thiết phải bu vào như vậy!”

 

Họ hàng nhà bà ta: "..."

 

Họ hàng nhà bà ta: “Không thể nói như vậy được. Đàn ông phải kiếm tiền, phụ nữ vốn nên ở nhà phụ chồng dạy con, chăm sóc người già. Vả lại cùng là người một nhà, sao có thể so đo như thế."

 

Tôi cười ha hả: “Đám người nhà Thanh mấy người sống lâu thật đấy, đã ở thế kỷ 21 rồi còn chưa c.h.ế.t nữa.”

 

Thật trùng hợp, trong số bậc cha chú đến khuyên nhủ tôi, may thay có hai người trong đó nghe được bài phát biểu lúc trước của Diêu Lỵ trong tiệc thôi nôi Tiểu Bảo.

 

Tôi hỏi lại: “Trước đây mẹ chồng tôi từng nói, bà ta có cả con trai lẫn con gái, không cần chấp nhận người ngoài như tôi, các người quên hết rồi à, sao phải chạy tới giúp mẹ chồng tôi tự vả mặt mình, mẹ chồng tôi quả thực nên biết ơn đám người rảnh rỗi lắm mồm, thích tham gia cuộc vui, không chê chuyện lớn như các người."

Loading...