Chạm để tắt
Chạm để tắt

Lương Sử: Mạnh Ngọc - Chương 12

Cập nhật lúc: 2024-07-06 09:24:24
Lượt xem: 3,810

Ta lẫn vào đám ăn mày, khi may mắn có được chút thức ăn trong ngày, đệ đệ ngồi bên cạnh ăn ngấu nghiến, ta nhặt một cành cây lên, viết lại “Sử Ký” trên mặt đất.

Đệ đệ bị bọn buôn người bắt đi, ta giả vờ bán thân chôn cha, tự bán mình đi, nịnh nọt đủ cách, chuốc say bọn buôn người, rồi đập gãy tay chân chúng.

Quay đầu lại, thấy đệ đệ lùi một bước, ánh mắt đầy sợ hãi.

Đi trên núi, không biết lúc nào sẽ có một con hổ lao ra, nuốt chửng hai chị em ta, ta bắt đệ đệ đọc thuộc “Kinh Thi”, nói với nó rằng chỉ còn một tháng nữa là đến nơi.

Đêm canh gác, ta thường lẩm nhẩm một đoạn trong “Mạnh Tử”.

“Cố thiên tương giáng đại nhiệm ư tư nhân dã, tất tiên khổ kỳ tâm chí, lao kỳ cân cốt, ngạ kỳ thể phu, không phạt kỳ thân, hành phật loạn kỳ sở vi, sở dĩ động tâm nhẫn tính, tăng ích kỳ sở bất năng.”

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

Lộ trình chỉ cần ba tháng nhưng ta và đệ đệ mất đến hai năm.

Ta thấy được sông núi rộng lớn, thấy được nhân gian phồn hoa, thấy được lưu ly thất sở, thấy được đói kém chiến loạn.

Người nhặt ta lên, tay run run tát vào mặt mình, khóc lóc: “Xin lỗi con, ta đói quá.” Nhưng nước chưa sôi, hắn đã c.h.ế.t bên cạnh nồi.

Cô bé ăn xin bên đường bẻ đôi chiếc bánh bao của mình cho ta, nói nhỏ: “Ta biết có người buôn nô lệ gần đó, lát nữa ta sẽ dẫn ngươi đi tìm đệ đệ ngươi.”

Công tử nhà giàu mặc gấm lụa nhìn ác khuyển cắn người, cười ha hả: “Hạ dân sao dám tranh ăn với c.h.ó yêu của ta?”

Người phụ nữ bế con đập đầu c.h.ế.t trước cửa nha môn, lão quan gia béo mập trong quan phủ lộ vẻ ghê tởm: “Thật là xui xẻo!”

Ta mất hết lý trí, nói lảm nhảm, trước sau không liên quan. Phùng Thanh im lặng, đợi ta nói xong, nước mắt đã ướt đẫm áo.

Rượu đã cạn, ta đứng dậy nói: “Ngày mai tiên sinh hãy đi! Ta sẽ mở lại Đại Lý Tự, xử lý những vụ án còn tồn đọng, nếu tiên sinh có ý, xin hãy giúp ta; nếu không, phu nhân và công tử đang đợi ngài trở về nhà. Mạnh Ngọc vô lễ, xin hãy thứ lỗi.”

Ta quay người rời đi, một lúc sau, trong ngục vang lên tiếng khóc nghẹn ngào.

Ngày hôm sau, ta ra lệnh mở lại Đại Lý Tự, bên cạnh là hộ vệ mặc giáp đen, gõ lên trống báo oan ở cửa nha môn.

Ta nói với dân chúng đang tụ tập, nếu có oan khuất, có thể gõ trống kêu oan. Dân chúng chỉ đứng xem, cúi đầu, dường như không dám ngẩng lên nhìn ta.

“A, Phùng lang quân đến rồi.”

Không biết ai hô lên một tiếng, đám đông như nồi dầu sôi đổ thêm nước, lập tức sôi trào.

Phùng lang quân Phùng Thanh mặc quan phục của Đại Lý Tự khanh, mũ đội ngay ngắn, bước đi chậm rãi, phong thái đoan chính.

Ông là một quan thanh liêm, một thư sinh tận tụy, là một vị quan thanh thiên trong lòng dân chúng.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/index.php/luong-su-manh-ngoc/chuong-12.html.]

Phùng Thanh đứng lại, cung kính hành lễ với dân chúng, không cần nói gì, chỉ cần ông đứng đó, thì lòng dân đã hướng về.

Phùng Thanh là một vị quan tốt, nhưng không ai tin rằng những quân lính mặc giáp đen bên cạnh ta là quan tốt, cũng không ai tin ta là quan tốt. Lại có một số văn nhân chua ngoa lớn tiếng mắng Phùng Thanh thay đổi lập trường, phản bội chủ.

Không cần ta ra tay, dân chúng đã tự đánh cho văn nhân kia đầu rơi m.á.u chảy, ôm mặt bỏ đi. Thấy ta không ngăn cản, họ có vẻ thêm phần tự tin, tuy không dám nói chuyện với ta nhưng tiếng bàn tán râm ran lại lớn hơn.

Ngày đầu tiên, không ai dám đứng ra.

Ngày thứ hai, có một cô gái mồ côi tố cáo tên ác bá ở phố Đông mưu đoạt gia sản, ép nàng ta làm thiếp.

Ngày thứ ba, một chàng trai bán hoa bên đường tố cáo gia nhân của phủ tướng quân phóng ngựa trên phố, cùng chủ nhân coi mạng người như cỏ rác.

Đến ngày thứ tư, cửa nha môn đông nghịt người.

Cửa nha môn Đại Lý Tự mở ra trong mười ngày, ai có oan khuất đều có thể gõ trống kêu oan. Cạnh cửa nha môn, sạp viết đơn kiện dài dằng dặc, quân đội dưới trướng ta đứng gác bên cạnh, nếu oan tình đúng sự thật, sẽ phối hợp với nha dịch điều tra xử lý. Ác bá không cần nói, ngay cả thế gia đại tộc, binh lính cũng đến bắt người đưa ra quan xét xử.

Thế gia trong kinh thành đương nhiên không cam lòng, chỉ tiếc là họ chỉ có tiền tài và tước vị, không địch nổi binh lính tinh nhuệ dưới trướng ta, những khách mời viết cáo trạng tràng giang đại hải phát đi hàng chục tờ, ta không động lòng, vẫn làm theo kế hoạch.

Cuối cùng vào ngày thứ mười, có người tố cáo binh lính dưới trướng ta cướp bóc tài sản, cưỡng đoạt dân nữ.

Phùng Thanh không dám chậm trễ, sau nhiều lần xác minh, quả thật có chuyện này, hỏi ta nên xử lý thế nào.

Ta hỏi ông: “Theo luật pháp, phải xử thế nào?”

Phùng Thanh đáp: “Đánh ba mươi trượng, lưu đày ba nghìn dặm.”

Ta cười: “Tiên sinh, theo quân pháp, phải đánh c.h.ế.t bằng loạn côn*.”

*Loạn côn: ức là dùng nhiều gậy đánh cho đến khi người phạm tội chết, một hình phạt rất tàn nhẫn và nghiêm khắc.

Ta lệnh cho người mang kẻ ác bắt nạt người dân tới, hắn bị trói lại, ta hỏi: “Ngươi có biết tội không?”

Kẻ đó bị ấn xuống đất, vẫn còn cứng đầu: “Tướng quân đối xử với chúng ta như vậy, không sợ binh lính chúng ta lạnh lòng sao?”

Các binh sĩ khác cũng lên tiếng xin tha cho hắn.

“Phải đó, tướng quân, hắn đã biết sai rồi.”

“Chúng ta đánh bao nhiêu năm trận mạc, có bao giờ phụ lòng tướng quân, hôm nay chỉ vì một tiểu nữ tử, tướng quân thật quá khắt khe.”

“Hắn cướp bao nhiêu tài sản, huynh đệ chúng ta nguyện gom tiền bồi thường.”

“Tiểu nữ tử nhà nghèo, gả cho hắn làm thê tử cũng không coi là nhục nhã.”

Loading...