Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Bà Nội - Chương 4

Cập nhật lúc: 2024-10-03 20:02:33
Lượt xem: 50

Trên ghế sofa tầng một, tôi lại nhìn thấy bà.

Bà cúi đầu, mắt nhắm nghiền, trông như đang ngủ.

Cái cách bà gục đầu trông thật lạ.

Tôi khựng lại, sững sờ nhìn khung cảnh quen thuộc này.

Rồi thử thăm dò, giơ chân lên kiểm tra hơi thở của bà.

Không có.

Không có chút hơi thở nào.

Không có chút hơi ấm.

Tim đã ngừng đập.

Rõ ràng tôi đã tránh được cuộc gặp với người đàn ông đó, sao lại vẫn như thế này?

Lông quanh mắt tôi ướt đẫm, cơ thể dần trở nên trong suốt, cho đến khi hoàn toàn biến mất.

Nhưng ngay giây tiếp theo, tôi lại trở về.

Thế giới sáng rõ, ánh nắng xuyên qua màn sương mỏng, dịu dàng lan tỏa lên mọi vật.

Qua lớp bụi lơ lửng trong không khí, bà nhìn tôi, ngạc nhiên hỏi:

"Cô tìm ai vậy?"

Cô?

Tôi ngạc nhiên cúi xuống, phát hiện mình có tay, có chân, hoàn toàn là một con người!

Tôi đã trở thành người rồi sao?

Tôi vui mừng khôn xiết, lao đến ôm chầm lấy bà.

"Bà nội, con là An An!"

"An An lần này đã thực sự trở về rồi!"

Bà nội gầy yếu, khi tôi ôm bà vào lòng, bà tỏ vẻ bối rối.

Bà dường như không nhận ra tôi, còn đẩy tôi ra xa.

"Con là An An đây mà, bà nội."

Miệng tôi rõ ràng đang mấp máy, nhưng bà vẫn hỏi: "Sao cháu không nói gì?"

Phía sau vườn có một cái ao nhỏ, mặt nước phản chiếu hình ảnh của tôi lúc này.

Một đôi mày lá liễu, mắt to tròn, lúm đồng tiền nhạt bên má, và mái tóc đuôi ngựa bay phấp phới theo gió.

Đây không phải là tôi, tôi đâu có như thế này.

Vậy là tôi đã trở thành một người khác?

Tôi thử gọi: "Bà ơi."

Lần này, bà nghe thấy.

Bà hỏi: "Cháu là con nhà ai? Bà chưa từng thấy cháu trong làng."

"Cháu là An An."

Bà không nghe thấy câu này, vẫn chăm chú nhìn tôi đầy tò mò.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/index.php/ba-noi/chuong-4.html.]

Có phải tôi không được phép nói ra danh tính thật của mình?

Tôi bèn thay đổi: "Cháu là bạn học đại học của An An, tiện đường đi vẽ tranh nên ghé qua thăm."

"Bạn của An An à?"

Bà vốn là người cẩn trọng, bà có thể mang chó hay vẹt về nhà, nhưng người lạ thì không dễ dàng.

Bà hỏi han tôi rất lâu, xác nhận rằng tôi thực sự quen An An, sau đó mới tươi cười mời tôi vào nhà ngồi chơi.

Bà nội rất hiếu khách, bà còn khuyên tôi ở lại nhà.

"An An sắp về, hai đứa có thể gặp nhau."

Bà dẫn tôi đi khắp nhà tham quan.

Trên bức tường tầng một dán đầy những tấm giấy khen.

Bà tự hào khoe với tôi: "Tất cả đều là của An An, nó giỏi lắm."

Tôi nhẹ nhàng chạm vào những tấm giấy đã phai màu, bật cười lặng lẽ.

Thực ra tôi chẳng giỏi giang gì cả.

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

Hồi bé, tôi không thích học, suốt ngày trèo tường đi lấy trứng chim nhà hàng xóm.

Lúc đó bà còn trẻ, bà thường kiên nhẫn khuyên nhủ tôi, không quản phiền hà, hết lần này đến lần khác đưa tôi trở lại trường.

Bà không biết chữ, nhưng bà hiểu rằng trẻ con cần phải học hành.

Vì vậy, bà từng đồng từng cắc tiết kiệm, dù thiếu thốn cũng cắn răng nuôi tôi ăn học đến khi lấy bằng thạc sĩ.

Ở góc nhà, có một tủ kính đựng hơn chục hộp nhạc pha lê.

Bà trân trọng những món đồ ấy: "Đây là thứ An An thích nhất."

Thực ra kỷ niệm của tôi về những hộp nhạc không mấy tốt đẹp.

Bạn cùng bàn từng tặng tôi một cái hộp nhạc, nhưng bà lỡ tay làm vỡ.

Mảnh vỡ vương vãi khắp nơi, tôi đã khóc nức nở, bắt bà phải mua cho tôi một cái giống y hệt.

Tôi còn nhớ hôm đó trời mưa to, bà thấy tôi khóc đỏ cả mắt, vừa thương vừa áy náy.

Bà dặn tôi ngoan ngoãn ở nhà, còn mình thì cầm ô, lom khom bước ra dưới cơn mưa.

Bà chạy qua ba siêu thị liền, trở về trong bộ dạng ướt sũng, nhưng khuôn mặt lại tươi cười vui sướng.

"An An, đừng khóc nữa, bà đã mua cho cháu một cái giống y hệt rồi."

Thực ra nó có chút khác biệt, nhưng bà già rồi, mắt không còn tinh, nên không nhận ra.

Sau này, vào mỗi dịp sinh nhật, bà đều tặng tôi một hộp nhạc.

Bà không biết rằng cháu gái mình đã qua cái tuổi thích những món đồ chơi nhỏ nhặt ấy từ lâu.

Nhưng bà vẫn khăng khăng nghĩ rằng tôi thích, nên bà trân trọng đặt chúng trong tủ kính, lau chùi sạch sẽ không một hạt bụi.

Tôi nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay gầy guộc của bà.

Dù tôi đã rời xa nhiều năm, ngôi nhà này vẫn không hề thay đổi, khắp nơi đều lưu giữ dấu ấn của tôi.

Những bộ quần áo tôi mặc khi còn bé, bà không nỡ vứt đi, gấp gọn gàng đặt trong tủ.

Bà đặt ảnh tôi ở đầu giường, đặt chiếc cốc tôi hay dùng trên bàn ăn, và mỗi ngày đều tưới cây cam tôi trồng từ thuở bé.

Bà nội tốt như vậy, nhất định phải sống thật lâu.

Ít nhất, phải sống qua đêm nay trước đã.

Loading...