Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Hành Trình Của Mẹ Kế Vượt Thời Gian - Chương 148

Cập nhật lúc: 2024-08-14 17:03:40
Lượt xem: 99

Bốn trăm…

Tuy hơi mạo hiểm, nhưng Phong Ngọc Lan vẫn cắn răng: “Được! Con nhớ là trong nhà mình vẫn còn len loại đặc biệt mà nhỉ?”

“Đúng vậy, mẹ còn giữ đây.” Mẹ Đường vội vàng đáp lời, bà vốn định đan áo len cho người trong nhà, nhưng năm kia và năm ngoái, người nhà đã mua thêm mấy món, mẹ Đường thấy không vội nên không lấy ra dùng.

“Nhân lúc hàng còn chưa về, mẹ và Văn Tuệ đã đan hai chiếc khăn quàng cổ có hoa văn khác nhau, còn có áo len cho trẻ em nữa. Lúc các con bán len thì lấy mẫu ra cho họ xem thử, nếu họ hỏi về hoa văn thì nói cho họ…”

Phong Ngọc Lan chuẩn bị viết các bước làm hoa văn ra giấy, đến lúc đó nếu có người hỏi thì nhóm Đường Minh Sơn có thể đọc cho các cô ấy nghe, hoặc để người biết chữ cầm về, chỉ cần có thể đọc là sẽ hiểu ngay.

“Ý kiến này hay đấy!”

Anh hai Đường đặt chén đũa xuống, giơ ngón cái lên với Phong Ngọc Lan.

“Nghe em đó.” Đường Minh Sơn cũng cười nói.

Trời đã về khuya, sau khi Đường Minh Sơn dẫn anh hai Đường đi tắm, lại kéo anh ấy đến nhà của một thanh niên là nhân viên tạp vụ để ở nhờ một đêm. Người này còn chưa kết hôn nên thường xuyên được người khác tới “làm phiền”.

Có người cho hai nắm rau, có người cho một hai quả trứng gà, Đường Minh Sơn cho hai quả trứng.

Anh hai Đường vừa đặt đầu xuống là ngủ ngay.

Khi Đường Minh Sơn về đến nhà, Phong Ngọc Lan đang trải chăn lên chiếc giường gỗ cho anh, để mẹ Đường ngủ ở trong nhà.

“Mấy ngày nay vất vả anh rồi.” Phong Ngọc Lan nói anh ngồi xuống, nâng cằm anh lên, cẩn thận quan sát gương mặt đỏ ửng vì bị gió lạnh thổi qua của anh: “May mà bây giờ không có tuyết rơi, nếu không thì cực quá.”

Đường Minh Sơn nắm tay cô, kéo đến bên miệng mình mà hôn: “Không vất cả, có thể kiếm tiền cho gia đình, anh rất vui.”

Họ nói chuyện không lớn, mẹ Đường ở bên trong không nghe rõ, cũng không định nghe kỹ, thậm chí còn sợ nghe thấy chuyện bí mật của hai đứa nhỏ nên kéo chăn che đầu luôn.

“Anh hai phải chạy tới chạy lui, tay chân nứt hết cả rồi, không thể không trả công cho anh ấy được.”

Nói một hồi, cô bèn bàn chuyện gửi tiền công cho anh hai Đường.

“Phải rồi.” Đường Minh Sơn gật đầu: “Chúng ta chỉ phụ trách phần ăn uống, việc lái xe bò chủ yếu là do anh ấy lo, phải đón gió lạnh, lúc rao hàng anh ấy cũng cố gắng lắm, tuy giọng trầm khàn nhưng nói liên tục.”

Phong Ngọc Lan sờ cằm: “Một ngày một đồng được không? Lúc ăn tết lại biếu chị dâu hai một bao lì xì thật lớn.”

Cô hiểu tính của hai vợ chồng này, nếu đưa nhiều họ sẽ không lấy.

Hơn nữa, một đồng tiền công một ngày đã được xem là nhiều rồi.

“Được.” Đường Minh Sơn gật đầu, anh kéo cô không cho đi: “Ngủ với anh đi, mẹ lấy chăn ra luôn rồi.”

Anh nhìn hai tấm chăn đặt trên chiếc giường gỗ.

Mặt Phong Ngọc Lan đỏ lên, đúng là mẹ chồng có ý này thật, chiếc giường gỗ đã được mở rộng, hai người lớn ngủ nằm ở trên cũng không có vấn đề gì.

Do anh hai Đường ngáy ngủ nên Đường Minh Sơn không muốn ngủ với anh ấy.

Hai người ôm nhau ngủ, sáng hôm sau thức dậy thật sớm, chiếc giường gỗ cũng được đẩy vào góc tường.

Khi anh hai Đường tới, mì sợi vừa được nấu xong, Nguyên Khang run rẩy bước từ trong ra, được anh ấy nâng lên cao hai lần, trong phòng tràn ngập tiếng gào phấn khích của Nguyên Khang.

Sau khi ăn sáng, mẹ Đường đưa Nguyên Khang đi nhà trẻ, ba người còn lại về quê trước, về phần tiền hàng của Dương Bảo Quốc, anh ta bảo khi nào trở về rồi đưa.

Về đến nhà, Phong Ngọc Lan và Đường Văn Tuệ cùng bận rộn, tuy không quá phức tạp hay đa dạng, nhưng phối hợp với nhau lại rất đẹp, tận dụng triệt để các sợi len có màu sắc khác nhau.

“Đẹp, cứ như vậy mà bày bán, dù chị không muốn mua nhưng nhìn cái áo len và khăn quàng cổ này, chị cũng muốn đến nhìn xem.”

Chị dâu hai Đường vuốt ve hai cái áo len nhỏ, nói.

Xuân Phân cũng gật đầu liên tục.

“Vậy là được rồi.”

Phong Ngọc Lan viết cách đen khăn quàng cổ và áo len lên giấy, Đường Minh Sơn chép lại vào một quyển vở mới, nếu có ai cần, anh sẽ chép lại ngay tại chỗ và xé ra cho họ ngay là được.

Khi nhóm Đường Minh Sơn lại đi vào huyện, Phong Ngọc Lan không đi theo.

Trong đội có người kết hôn, cô muốn đi trang điểm cho cô dâu.

Đến khi nhóm Đường Minh Sơn trở lại thì đã là tám ngày sau.

Trông hai người họ như ăn xin vậy, vừa về đến nhà, cha Đường vội vàng dỡ hàng xuống xe bò, để Đại Ngưu về chuồng ăn cỏ: “Cha thấy Đại Ngưu gầy đi rồi.”

Đường Minh Sơn đang rửa mặt, nghe vậy thì đi qua xem thử: “Cha, cha cũng nhìn con và anh hai đi, còn gầy hơn cả Đại Ngưu nữa kìa.”

“Sao lại gầy như vậy?”

Phong Ngọc Lan đau lòng hỏi.

“Đi đường xa, quần áo tắm rửa còn không mang, trả tiền để ăn cơm ở nhà đồng hương, ngủ cũng không dám ngủ say, tiền để ở trong túi, không yên tâm được.”

Đường Minh Sơn gãi cổ nhưng vẫn không thấy dễ chịu: “Anh muốn đi tắm.”

“Văn Tuệ nấu nước rồi đấy.” Phong Ngọc Lan vươn tay sờ quần áo của anh, đã dơ lắm rồi: “Ăn cơm trước đã.”

Bọn họ đang chuẩn bị ăn cơm tối, hai người họ trở về vừa kịp lúc.

Anh hai Đường mệt tới nỗi không muốn nói chuyện, mãi cho đến lúc ăn cơm, tắm rửa sảng khoái, mặc quần áo ấm áp ngồi cạnh đống lửa mới bắt đầu ba hoa.

Còn Đường Minh Sơn thì kéo Phong Ngọc Lan vào phòng ngủ.

Sau khi vào phòng, anh lấy tiền cất ở trong tủ ra, nói: “Tiền hàng là bốn trăm đồng, đã bán hết toàn bộ, sau khi trừ tiền vốn thì được tám trăm sáu mươi đồng, anh làm tròn lên luôn.”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/hanh-trinh-cua-me-ke-vuot-thoi-gian/chuong-148.html.]

Phong Ngọc Lan đã áng chừng tiền lời từ trước đó, bây giờ cô chỉ muốn để Đường Minh Sơn được nghỉ ngơi thật tốt. Sau khi cất tiền đi, cô kéo anh nằm xuống ngay.

“Em nhớ để ý, sau khi hàng mẫu được đưa ra, sẽ có rất nhiều người tới xem…”

Sau khi nói mấy câu, Đường Minh Sơn đã ngủ mất.

Phong Ngọc Lan nép vào lòng anh mà cọ một lúc, sau đó cũng ngủ theo.

Ngày hôm sau khi Phong Ngọc Lan thức dậy, Đường Minh Sơn vẫn còn đang ngủ. Cô nhẹ nhàng rời khỏi giường, hôm nay là ngày Nguyên Khang được nghỉ.

Cha Đường không muốn Đại Ngưu lại phải bôn ba nên ông mượn con trâu từ nhà đội trưởng, sau đó vào huyện đón Nguyên Khang trở về.

Khi về đến nhà, trong nhà đã làm cơm trưa xong xuôi.

Nguyên Khang chạy tới ôm chân Phong Ngọc Lan: “Mẹ, con nhận được một tờ giấy khen rất lớn đấy!”

Nói đoạn, nó nhờ mẹ Đường đưa cho Phong Ngọc Lan xem.

Đó là một tờ giấy màu đỏ, mặt trên được viết tay, học sinh ngoan ngoãn nhất, Đường Nhất Thành.

Tên tự của thế hệ Nguyên Khang là chữ “Nhất".

A Tráng của nhà bác cả Đường, tên tự là Đường Nhất Quân.

Con gái thì chỉ có nhũ danh, chưa có tên.

“Giỏi quá.” Phong Ngọc Lan khen, sau đó ướm giấy khen lên trên tường nhà: “Nên dán ở bên đây, hay là bên này đây.”

Nguyên Khang đỏ mặt, chỉ vào mặt tường bên cạnh bàn ăn: “Dán ở đây đi.”

Phong Ngọc Lan lấy cháo ra, bế Nguyên Khang lên, để Nguyên Khang tự dán vào tường.

Đường Minh Sơn và anh hai Đường thức dậy, khi họ nhìn thấy tờ giấy khen trên tường thì cũng khen ngợi Nguyên Khang một phen.

Nguyên Khang vui lắm, còn kéo A Tráng qua nhà để chiêm ngưỡng giấy khen của mình.

A Tráng chưa đi học, chỉ đi theo thanh niên trí thức ở viện giáo dục thanh niên để học chữ và số, sau khi biết được đó là gì thì cực kỳ hâm mộ.

“A Tráng, nửa cuối năm sau là cháu vào lớp một rồi phải không?”

Phong Ngọc Lan hỏi.

A Tráng gật đầu, vẻ mặt trở nên thoải mái hơn: “Vâng, cha mẹ cháu muốn đưa cháu đi học.”

“Giỏi quá, Nguyên Khang còn phải chờ thêm hai năm nữa đấy.” Phong Ngọc Lan nói.

A Tráng lập tức đứng thẳng lưng: “Sau khi cháu đi học, cháu sẽ dạy A Tráng.”

Nguyên Khang vui vẻ kéo kéo tay thằng bé, sau đó hai đứa nhỏ cùng đi xem trâu.

Anh hai Đường đi theo Đường Minh Sơn mười sáu ngày, tính một ngày một đồng, Đường Minh Sơn và cô đếm đủ mười sáu đồng đưa cho anh ấy.

“Sao đưa nhiều vậy?”

Tuy chị dâu hai Đường biết họ cũng kiếm được không ít tiền lời, nhưng chồng của cô ta không giúp được gì nhiều, cho như vậy là nhiều rồi.

“Trời còn chưa sáng đã phải lên đường, đến khi trời tối còn phải cho trâu ăn, mệt lắm, bao nhiêu đó cũng làm tụi em thấy xấu hổ nữa.”

Phong Ngọc Lan đẩy tiền trở về.

Chị dâu hai Đường đỏ mặt: “Vậy cũng nhiều quá, lần trước làm công nhân thời vụ ở đội vận chuyển chỉ được mấy hào một ngày. Mà lần đó còn mệt hơn lần này nhiều.”

“Đúng vậy.” Anh hai Đường xấu hổ gãi đầu: “Người một nhà cả, không đưa tiền cũng không sao cả, anh chỉ chạy vặt thôi, buôn bán lấy tiền là nhờ thằng ba thông minh, anh…”

“Anh hai, anh nói vậy làm em không vui đâu.” Đường Minh Sơn trừng mắt nhìn anh ấy: “Lần sau em không nhờ anh nữa, em tìm người ngoài.”

“Đừng đừng đừng.” Anh hai Đường vội vàng nói: “Sao em lại nói vậy, đâu phải là em không có anh em ruột, phải tìm anh mới đúng chứ!”

Chị dâu hai Đường nghe vậy, cười tủm tỉm nhận tiền, cô ta không mang về phòng mình mà vào phòng của mẹ Đường, giao hết cho mẹ giữ.

Nhưng mẹ Đường lại đẩy trả về: “Đây là tiền thằng hai vất vả kiếm được, cũng nhờ thằng ba đưa nó theo, các con tự giữ đi, đừng đưa cho mẹ.”

“Vậy thì mẹ cũng cất mấy đồng đi.” Chị dâu hai Đường lấy sáu đồng đặt ở cạnh gối: “Con giữ lại mười đồng là được rồi.”

Mẹ chồng nhà khác rất ít khi cho con dâu giữ tiền, chị dâu hai Đường thấy như vậy là quá đủ rồi.

“Con cứ cầm đi, lúc trước con nói muốn vào bệnh viện kiểm tra lại mà phải không?”

Nói đoạn, mẹ Đường còn mở ngăn tủ ra, lấy túi tiền được bao thành mấy lớp của mình ra, sau đó đưa năm mươi đồng cho cô ta: “Lần này đừng đi bệnh viện huyện nữa, chúng ta đi bệnh viện thành phố đi.”

Lời này đã đánh trúng tim chị dâu hai Đường, cô ta và anh hai Đường kết hôn đã gần mười năm nhưng bụng cô ta vẫn không có động tĩnh gì, bên nhà mẹ đẻ cũng đã rất nóng vội.

Biết nhà anh hai Đường sắp đi bệnh viện thành phố kiểm tra sức khỏe, Đường Minh Sơn nghĩ ngợi một lúc rồi nói: “Anh hai chị dâu hai không quen đường thành phố, để em đi cùng hai người để dễ chăm sóc.”

Đúng là họ chưa bao giờ đi thành phố cả.

Vì thế, ngày hôm sau họ đến nhà đội trưởng để xin thư giới thiệu, đội trưởng còn kéo Đường Minh Sơn nói mấy câu: “Bên công xã nói chỉ cần hai vợ chồng cậu vào đại học là có thể nhận trợ cấp, chỉ cần thị trấn trên đóng dấu là hai người mang đến trường học lúc khai giảng là được.”

“Cháu không phải là công nhân.” Đường Minh Sơn khó hiểu: “Theo lý thuyết là không được nhận trợ cấp mà nhỉ?”

“Bây giờ chính sách đã thay đổi rồi.” Đội trưởng cười tủm tỉm, vỗ vai anh nói: “Dù là công nhân hay cán bộ, chỉ cần vào đại học, thu nhập gia đình không quá năm mươi đồng mỗi tháng là có thể nhận trợ cấp, được bao nhiêu thì là do nhà trường quyết định.”

“Đúng là tin tốt!”

Anh hai Đường nhếch miệng cười.

Loading...