Chạm để tắt
Chạm để tắt

Bà Đỡ Khó Sinh - Chương 9

Cập nhật lúc: 2024-08-07 01:57:39
Lượt xem: 335

Theo lời thím Tần nói, tu sửa bờ đê này chỉ vì chôn những chiếc bình của bà nội.

 

Ông mù Trần bị mù thì đập nát được bao nhiêu bình chứ?

 

Thím Tần cầm cái bình nước đến tìm tôi, bên trong có cô ngốc bị Khổng Vũ Hiên hại ch/ế/t.

 

Nhưng khi tôi đi qua gầm cầu, không thấy linh hồn cô ngốc trong số họ. Bọn họ muốn đi ra, nhưng bị Nghiễm Trạch nhìn nên quay lại.

 

Vậy là, phía dưới gầm cầu vẫn còn linh hồn sản phụ bị giam giữ.

 

Nghiễm Trạch nhíu mày nhìn tôi, rồi liếc những dân làng đang phẫn nộ đòi khóa tôi bằng xích sắt, đánh ngất, buộc người giấy vào lưng bắt tôi thay bà nội vào trong quan tài, “an nghỉ yên bình”.

 

Bọn họ không nói là “Chôn sống”, chỉ kêu gào “An nghỉ yên bình”

 

Cũng buồn cười như khi họ nói lóng “Qua cầu”!

 

Nghiễm Trạch liếc tôi, khẽ thở dài, chỉ về phía gầm cầu.

 

Sau đó, phất ống tay áo. Một cơn gió lốc từ dưới gầm cầu thổi lên, cuốn theo cát đá, che kín bầu trời

 

“Qua cầu, qua cầu, em bé qua cầu.” Cô bé lúc nãy dẫn theo linh hồn những bé gái khác trở về.

 

Các cô bé giúp tôi tháo dây buộc. “Giữ chặt Khổng Vũ Miên! Các oan hồn không cho cô ta xuống mồ, đừng để Khổng Vũ Miên…” Pháp sư Hồ vẫy áo choàng và hét lớn. Những lời tiếp không thể thốt ra, vì Nghiễm Trạch đã đút hai viên đá cuội vào miệng anh ta.

 

Ông Tưởng cầm cán điếu cày, định đập tôi, nhưng Nghiễm Trạch vung tay áo, đẩy ngã ông ta vào trong quan tài.

Lần này các linh hồn bé gái nắm tay tôi, cùng nhảy xuống gầm cầu.

 

Dưới gầm cầu, có rất nhiều linh hồn sản phụ. Nhưng lần này, bọn họ nhìn tôi không còn oán hận, chỉ mang theo hy vọng.

 

Tất cả đều chỉ tay về phía bờ đê cạnh chân cầu, nhìn tôi cầu xin.

 

Tôi nhặt một hòn đá, đập thành khe hở. Khi xây cầu đá, tuy là dùng xi-măng, nhưng đã mấy chục năm, lại thường xuyên bị lũ lụt, hoặc là do Nghiễm Trạch giúp đỡ. Nên chỉ một lúc, đã có tảng đá bị vỡ.

 

Bên trên cầu, Nghiễm Trạch vẫn gọi gió lốc càn quét.

 

Tôi bóc tảng đá bị vỡ, dùng tảng đá dài hơn, cạy ra viên đá bên cạnh ra.

 

Hận thù, cũng kích thích tiềm năng của con người.

 

Chỉ cạy mở năm sáu tảng đá, trước mặt có từng dãy bình to bằng nửa người ôm.

 

Bình được đậy kín bằng bùn, bên trên còn dán bùa. Tôi nhặt một tảng đá, đập nát bình.

Bên trong là tro cốt rơi ra cùng với mảnh vỡ chiếc bình.

 

Không biết là cô bé nào huýt sáo, cho dù trong gió lốc vẫn nghe rõ ràng.

 

Tôi thấy vô cùng phấn khích, giơ chân đá thẳng hòn đá vào vết nứt.

 

Tiếng bình vỡ tan cùng tiếng hô của các cô bé, và tiếng ai đó đang nức nở than khóc.

 

Khi một hố lớn bằng người lộ ra, những chiếc bình được chất thành đống đằng sau bức tường đá.

 

Bình lớn bằng nửa người ôm, bình nhỏ bằng bát cơm.

 

Bình lớn vỡ, thứ rơi ra là tro cốt.

 

Bình nhỏ vỡ, thứ rơi ra là một nhúm lông hơi xoăn.

 

Tôi càng dùng sức đập, trên cầu gió lốc thổi càng lớn, tiếng kêu thảm thiết của dân làng truyền đến: “Có người ch/ế/t! Linh hồn sản phụ trả thù… Mọi người đừng ở đây nữa, chạy mau đi…”

 

Tôi vẫn ra sức đập đá vào bờ đê, từng chiếc bình vỡ vụn, tiếng hoan hô, hoặc là nghẹn ngào khóc vang lên đối với tôi lại vô cùng dễ chịu.

 

Dưới gầm cầu vốn rất nhiều linh hồn sản phụ nhưng giờ dần dần trở nên vắng vẻ.

 

Không biết qua bao lâu, tôi đập nát hai bên chân cầu, còn muốn đập hai bên đầu cầu, Nghiễm Trạch nắm tay tôi, lắc đầu: “Tất cả đều ở đây rồi.”

 

Tôi quay đầu nhìn quanh, không biết bao nhiêu chiếc bình được đặt hai bên gầm cầu, còn cả tro cốt trôi trên sông.

 

Bà nội năm nay bảy mươi ba, khi tôi học cấp một vẫn có người mời bà đỡ đẻ.

 

Hồi đó điều tra rất nghiêm, thường xuyên nghe được con dâu nhà ai sức khỏe không tốt, thai ch/ế/t lưu.

 

Có người thở dài, có người cười khẽ không nói gì, có người im lặng hiểu rõ.

 

Nhưng không ai coi trọng những đứa trẻ đã ch/ế/t, bởi vì dân làng đều ngầm đồng ý, con gái giỏi cũng là của nhà khác, con trai dù vô dụng cũng là người nhà mình.

 

Tôi nhìn những chiếc bình vỡ vụn, lại nhìn Nghiễm Trạch, nghe mọi người trên cầu kêu gào có ma…

 

Không!

 

Là tiếng kêu thảm thiết của ai đó gặp quỷ, cơ thể tôi mềm nhũn, ngã xuống dòng sông.

 

Đến khi tôi tỉnh lại, đã ở bệnh viện trong thị trấn.

 

Người canh gác bên giường bệnh của tôi là một cảnh sát trên thị trấn.

 

Anh ta nói với tôi, trong thôn xảy ra chuyện, tất cả những người đưa tang cho bà nội đều ch/ế/t hết.

 

Chắc là có người bỏ độc trong thức ăn, từng người bị ảo giác, không có ai bị ngoại thương, nhưng trợn mắt há mồm, hai tay nắm chặt, cái ch/ế/t thật kỳ quái.

 

Còn có người mở quan tài, kéo áo liệm của bà nội ra.

 

Đội trưởng Văn đã hỏi tôi rất nhiều vấn đề. Hình như anh ta biết gì đó, hỏi thẳng tôi, bên trong những chiếc bình ở phía sau bức tường gầm cầu, là tro cốt của ai. Chiếc áo tơi khâu lông người bên trong và m/á/u trên sợi dây thừng có ý nghĩa gì?

 

Tại sao Khổng Vũ Hiên và pháp sư già ch/ế/t không giống những người khác?

 

Tại sao pháp sư Hồ và ông Tưởng bị điên?

 

Tôi chỉ nói khi đưa tang, gió lốc thổi lớn, dân làng như bị điên đòi nhảy cầu.

 

Sau đó tôi bị chen lấn xô đẩy xuống cầu, chấn thương đầu nên bất tỉnh.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/ba-do-kho-sinh/chuong-9.html.]

Còn những chuyện khác, tôi không biết.

 

Trên đầu tôi thật sự bị thương, cho dù điều tra ra là bị đánh, cũng chỉ cần nói quên mất.

 

Đội trưởng Văn rõ ràng không tin, nhưng tôi không đổi lời khai nên đành bỏ qua.

 

Khi anh ta đi rồi, trong đội có một người mặc đồ đen, khuôn mặt đẹp trai, cười với tôi: “Nghiễm Trạch nói với tôi rồi, cô yên tâm, tôi sẽ khiến đội trưởng Văn giải quyết ổn thỏa. Dù sao bọn họ cũng biết cách xử lý vụ án như thế này. Cô yên tâm dưỡng thương, Nghiễm Trạch đang bận đưa linh hồn các bé gái đến cầu Nại Hà, siêu độ những sản phụ khó sinh ch/ế/t, giúp thai nhi trong bụng bọn họ ra ngoài. Xong rồi sẽ đến thăm cô. ”

 

Tôi nghe anh ta nói mà toàn thân căng cứng.

 

Anh ta cười với tôi, trầm giọng nói: “À, đúng rồi, khi tôi đến đây, ở dưới chân cầu vượt thị trấn, gặp một người thú vị. Hình như là cùng thôn với cô, gọi là ông mù Trần. Ông ta biết xem tướng, nếu cô rảnh đi xem một chút.”

Tim tôi lỡ nhịp khi nghe đến cái tên ông mù Trần…

 

Sự việc “Qua cầu” và sản phụ khó sinh, đã nhiều năm đột nhiên bị bại lộ, là do Khổng Vũ Hiên lừa ngủ cô vợ ngốc của ông mù Trần.

 

Là ông mù Trần đập những chiếc bình đựng lông, thả linh hồn sản phụ khó sinh, mới dẫn đến những chuyện sau này.

 

Hình như không ai biết ông mù Trần đi đâu…

 

Ông ta vẫn còn sống, ở ngay trên thị trấn.

 

Tôi nhìn đôi mắt ánh vàng của anh chàng tên Huyền Vũ, chợt cảm thấy ớn lạnh.

 

Tôi ở bệnh viện hai ngày rồi xuất viện.

 

Tôi cũng không có bị vết thương gì, ngoài chịu mấy đ.ấ.m của người cha đã ch/ế/t kia, chỉ bị mệt, đói, và sợ hãi quá độ.

 

Vừa ra viện, tôi đến chân cầu vượt, nơi Huyền Vũ nhìn thấy ông mù Trần.

 

Ở chân cầu vượt, có sạp bói toán, sạp bán thuốc gia truyền, hoặc bán đồ cũ…

 

Rất dễ tìm chỗ ngồi của ông mù Trần, vì tuy ông ta mù nhưng lại không đeo kính đen giống như thầy coi bói khác, chỉ có hai miếng thịt thừa dán trên mắt.

 

Chắc vì đôi mắt ông ta quá kỳ quái, nên người qua đường đều tò mò nhìn vài lần, ông ta làm ăn cũng tạm ổn.

 

Tôi đứng nhìn một lúc, ông ta coi bói xong hai người, mỗi người 20 đồng, kiếm được 40.

 

Trước kia ông ta coi bói, mánh khóe lời nói cũng biết.

 

Khi đám người rời đi, tôi đến ngồi trước mặt ông ta, chỉ báo ngày sinh tháng đẻ, nhưng không nói tên.

 

Ông ta cười ha hả: “Việc xảy ra trong thôn, phải cảm ơn cô đấy. Tôi tưởng rằng bà Bảy ch/ế/t là đủ rồi. Nào biết được bọn họ còn muốn chôn sống cô, trấn áp linh hồn.”

 

“Hazz, làm nhiều chuyện xấu, lại tạo thêm tội nghiệt, đến trấn áp tội nghiệt, kết quả tội nghiệt ngày càng nhiều.” Ông mù Trần nghe xong tử vi của tôi, thở dài.

 

“Ông cố ý đúng không?” Tôi nhìn mắt ông ta, trầm giọng nói: “Chỉ vậy thôi sao.”

 

 

Ông mù Trần chỉ đôi mắt của mình: “Cô biết tôi thành người mù như thế nào không?”

 

Tôi sửng sốt, hình như đôi mắt ông ta là bị thương, nên bị mù.

 

“Bị trưởng thôn đ.â.m mù, bà Bốn khâu giúp tôi đấy.” Ông mù Trần cười ha hả, thò tay mở mí mắt ra: “Có nhìn thấy vết khâu không?”

 

Đôi mắt bị thịt thừa che phủ, không còn vết chỉ khâu, nhưng vì đôi mắt bên trong bị hoại tử, trũng xuống, khi ông ta giật ra, càng thêm kinh khủng.

 

“Cô không hỏi tại sao trưởng thôn đ.â.m mù mắt tôi à?” ông mù Trần cầm đàn nhị hồ, cười khanh khách nói: “Hồi đó tôi 4,5 tuổi đã thấy những gì bà Bảy làm khi đỡ đẻ cho mẹ tôi, tôi đã nói với cha, nhưng bà Bảy lại bảo trẻ con nói bậy. Ông trưởng thôn sợ tôi sẽ nói lung tung ra ngoài, đẩy tôi từ trên núi xuống, đôi mắt tôi bị thanh củi đ.â.m mù.”

 

“Ông ta còn nói tôi không nhìn đường, trượt chân lăn xuống. Giả vờ tìm bà Bốn khâu mắt tôi. Còn hăm dọa, lần sau sẽ khâu miệng nếu tôi nói linh tinh.” Kỹ thuật kéo nhị hồ của ông mù Trần không tốt lắm. Ông ta nghẹn ngào nức nở.

 

Trầm thấp nói: “Tôi không phục, gặp ai cũng kể. Nhưng dân làng chê cười, nói tôi lén xem mẹ sinh con, cũng không coi trọng. Thật ra, trong lòng bọn họ đều biết, tôi đang nói sự thật.”

 

“Tôi nói với cha, ông ấy đi tìm trưởng thôn. Nhưng sau đó, ông ấy rớt xuống sông, ch/ế/t đuối. Tôi thành thằng mù không cha không mẹ, dân làng không ai tin tôi. Tôi cũng muốn quên hết việc này, chỉ làm thầy bói mù sống cả đời.” Ông mù Trần buông đàn nhị hồ.

 

Ông ấy hướng phía tôi chỉ chỉ: “Cô tên là Miên Miên phải không? Tôi nói với cô chuyện này, chỉ muốn cô biết rằng những người trong thôn, đều đáng ch/ế/t! Tội nghiệt của bà Bảy, đều có sự giúp sức của bọn họ.”

 

“Anh trai vô dụng của cô, lừa dối tiểu Hồng mấy lần bằng bánh bích quy, tôi đều biết. Tôi đã tìm nó, nhưng nó đánh tôi một trận. Tôi cũng đã tìm bà nội và cha cô, nhưng bọn họ chỉ trách tôi không trông nom vợ mình.”

 

“Bà Bảy còn đ/e d/ọa tôi, nếu nói việc này ra ngoài, sẽ c/ắ/t l/ư/ỡi, kh/âu mi/ệng tôi. Tôi chợt nhớ lại vì sao đôi mắt bị mù, vì sao cha mẹ và em trai chưa sinh ra ch/ế/t”

 

“Vì vậy, tôi bảo tiểu Hồng, lần sau anh trai của cô đến tìm, thì dẫn nó đến phía dưới gầm cầu. Tôi rất mong chờ, bà Bảy có sợ không, nếu ác quỷ dưới gầm cầu đầu thai thành chắt trai bà ta. Haha… Nhưng tôi không ngờ rằng, bà ta thật nhẫn tâm!”

 

“Kể cả bà ta đã ch/ế/t, vẫn muốn cho cô chôn cùng, đến âm phủ gánh tội thay. Bà ta thật nhẫn tâm, tôi không bằng!” Ông mù Trần càng nói không ngừng.

 

Tôi chỉ thấy toàn thân rét run, chậm rãi đứng dậy, bước chân lang thang không mục đích.

 

Thì ra, rất nhiều chuyện, nạn nhân đều buông bỏ, cho qua.

 

Những kẻ phạm tội, lại không cho rằng mình có lỗi.

 

Tôi không biết đi bao xa, vô tình đến bờ sông, chỉ thấy Nghiễm Trạch áo trắng bồng bềnh, bước đi trên mặt sông.

 

Mỉm cười đưa lần lượt từng đóa hoa cho tôi: “Đây là Mạn Châu Sa Hoa, còn gọi là hoa Bỉ Ngạn. Là linh hồn các bé gái xuống Suối Vàng, và linh hồn sản phụ cùng các con của họ, nhờ tôi đem cho cô.”

 

“Bọn họ cảm ơn cô, nếu không phải cô đập vỡ những chiếc bình, khiến cho tro cốt bọn họ thấy ánh sáng, để bọn họ báo thù. Nếu không, bọn họ vĩnh viên không được xuống Suối Vàng, không thể chuyển sinh.” Nghiễm Trạch kéo tay tôi, thả hoa trong tay tôi, nắm tay tôi: “Khổng Vũ Miên, làm việc tốt sẽ có phúc báo, làm việc ác sẽ có quả báo. Bọn họ gi/ế/t người, còn muốn gi/ế/t cô, cô chỉ tự cứu bản thân, không làm sai, đừng tự trách mình”

 

Tôi nhìn hoa Bỉ Ngạn trong tay, lại nhìn Nghiễm Trạch đứng trên sông, chợt nghĩ thoáng hơn

 

Khẽ nói: “Không ngờ bông hoa lần đầu tiên nhận được, lại là hoa này.”

 

Mặt Nghiễm Trạch đỏ lên, nhưng vẫn nắm lấy tay tôi.

 

Tôi ngước nhìn: “Nghe nói một vị thần, được lập bàn thờ, sẽ triệu hồi bất cứ lúc nào, anh cũng vậy sao?

 

“Nếu tôi lập một bàn thờ cho anh, ngay ở phòng của mình, anh có thể tìm tôi bất cứ lúc nào không?

 

Mặt Nghiễm Trạch so với hoa Bỉ Ngạn còn đỏ hơn.

 

Nhưng tôi chỉ là sợ, muốn nhờ cậy Hà Bá phù hộ tôi.

 

Tại sao anh lại đỏ mặt nhiều như vậy?

 

Loading...