Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Phượng Âm Về Tổ <Series Kim Giác Kỳ Đàm> - Chương 18

Cập nhật lúc: 2024-07-29 16:03:56
Lượt xem: 837

47.

Sau khi cùng Thải Tú gặp mặt hai lần, chúng tôi đã đính hôn.

48.

Kỳ nghỉ hè kết thúc, tôi quay lại trường đại học tiếp tục dùi mài kinh sử.

Sau này tôi trở thành giảng viên đại học, đón con trai ở quê lên thành phố học tập, sống một cuộc sống hoàn toàn khác với những người ở quê.

Phải nhiều năm về sau tôi mới thực sự nhận ra rằng kỳ thi tuyển sinh đại học năm ấy quả thực là một cơ hội để người dân Trung Quốc thay đổi vận mệnh.

Cơ hội như vậy chỉ đến một vài lần trong đời.

Tóm được cũng tóm được rồi, mà trượt mất thì cũng trượt mất rồi.

Tôi từng hỏi Lý lão tứ cái gì gọi là vận mệnh?

Lý lão tứ nói, nếu ta kể cho cậu nghe mấy chuyện tâm linh gì đó, cậu là sinh viên đại học chắc chắn sẽ không thích nghe, thế nên tôi sẽ nói đơn giản thế này:

Nếu có chuyện gì đó xảy ra mà cậu không thể không làm, đó chính là mệnh của cậu, có thể làm được hay không, cái đó chính là vận.

Cậu có thể bắt kịp kỳ thi đại học mới vừa được phục hồi, đó là mệnh, còn đỗ đại học chính là vận.

Tôi cảm khái cho tầm nhìn của mẹ tôi, cũng cảm khái cho cả sự nhận thức muộn màng của con người trước những thay đổi lớn lao.

Vậy còn cái gọi là phong thủy của tổ tiên thì sao?

Lý lão tứ nói:

Cái này mà cậu cũng không nhìn ra à?

Cùng một phần mộ tổ tiên, cớ sao con cháu lại chẳng ai giống ai.

Chỉ đăng truyện Cơm Chiên Cá Mặn và MonkeyD

Điều đóng vai trò quyết định cuối cùng vẫn là trái tim của cậu.

Năm đó sau khi chép “Bộ sách tự học Toán, Lý, Hóa”, cậu còn chép thêm tám bản nữa cho người khác, thế nên cậu mới đỗ đại học.

Tôi nói: Chú cũng biết chuyện này?

Lý lão tứ nói: Chính bởi vì điều này mà Thải Tú mới nhìn trúng cậu, vì Thải Tú nhìn trúng cậu nên con bé mới đưa cậu thanh gỗ đó, nhờ vậy cậu mới có thể sống sót.

Nói xong lại thở dài:

Cho dù lúc ấy thi đại học có khó đến đâu, chép một bộ sách đến tám lần liền có thể đỗ đạt.

Trẻ em ngày nay khổ quá đi, nếu theo tiêu chuẩn hồi đó thì một nửa trong số chúng có thể vào Thanh Hoa rồi đó.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/phuong-am-ve-to-series-kim-giac-ky-dam/chuong-18.html.]

Nhưng bây giờ kiếm được một công việc tử tế đã khó chứ đừng nói đến chuyện mua được nhà cửa.

Như cậu ấy, quả đúng là “vừa đúng lúc”!

49.

Trên đây là câu chuyện thi đại học mà ba đã kể cho tôi nghe.

Năm 2002, tôi thi vào đại học.

Ba thậm chí còn lo lắng hơn cả tôi.

Bởi vì ông ấy là sinh viên đại học đầu tiên thoát ly ở trong thôn, dấu ấn này đã được ghi vào biên niên sử của huyện, trở thành một nam phượng hoàng(*) danh xứng với thực.

(*) đề cập đến những người (nam giới) xuất thân từ gia đình nghèo khó (đặc biệt là sinh ở vùng nông thôn) đã bỏ nhiều công sức để đi học, thoát ly khỏi nông thôn, sau đó thì ở lại thành phố làm việc.

Ba tôi rất tự hào về bản thân, cho rằng tôi có thể kế thừa sự nghiệp của ông ấy, trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí là viện sĩ đầu tiên của thôn.

Thế nhưng tôi lại yêu thích mấy việc vẽ bùa niệm chú ngồi thiền luyện đan, càng ngày càng giống đạo sĩ.

Điều này khiến ba tôi – một người xuất thân trong ngành hóa chất – muốn sụp đổ, đến độ còn hoài nghi tôi không phải con trai ruột của ông ấy.

Thậm chí còn lo lắng một khi tôi bị trượt, dòng m.á.u thông minh của ông ấy lập tức liền  đứt đoạn từ đây.

Sau đó nửa đường tôi chuyển sang học hội họa, dựa vào kỹ nghệ vẽ bùa của mình cuối cùng thế mà đỗ vào đại học chuyên ngành thiết kế.

Bố tôi cuối cùng cũng trút bỏ được nỗi lo lắng suốt hơn mười năm, mua một chiếc áo phông màu đỏ, đưa tôi về quê vinh quang bái tổ, áo gấm về làng.

Thậm chí còn bày vài bàn tiệc trong nhà bà nội, mời mọi người đến ăn cơm.

Nói rằng muốn để tôi cảm nhận một chút cái gọi là “mười năm đèn sách chẳng ai hỏi, một ngày thành danh cả xã hay.”

Người trong làng đều nói, đừng nhìn Kim Giác lúc nhỏ ngốc nga ngốc nghếch, kỳ thực học hành cũng chẳng hề thua kém cha mình.

Lại nghe nói tôi học hội họa, một nhóm các cô dì bà thím bèn lấy ảnh ông xã đã qua đời ra muốn nhờ tôi vẽ cho một bức, ba tôi nhanh chóng đuổi họ đi, nói tôi đây là nhà thiết kế chứ không phải tên vẽ tranh dạo.

Tôi cảm thấy có chút xấu hổ. Đặc biệt càng không thích ba tôi khoe khoang ở đây.

Khi đó, giá trị của sinh viên đại học đã bắt đầu trượt dốc. Hàng năm trong làng đều có rất nhiều sinh viên đại học, tôi không hiểu chuyện này thì có gì để khoe khoang.

Bà nội nói, con không biết hồi đó vào đại học khó khăn thế nào đâu. Ba đã đưa các con vào thành phố, con phải đi xa hơn nữa, chạy đến một thành phố lớn hơn. Đợi thành hôn sinh con xong lại ra nước ngoài học tập. Đời này sang đời khác cứ tiếp tục đi lên như thế.

Tôi không biết chuyện thi vào đại học của ba tôi năm đó bèn đi hỏi ông ấy.

Ba tôi uống say, vừa nghe thấy chuyện này liền trở nên phấn khởi.

Vào đêm mùa hè mát mẻ đó, ba tôi xách chai rượu kể cho tôi nghe về những điều tà ác mà ông gặp phải trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm ấy.        

[HOÀN]

Loading...