Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Mùa Xuân Tan Vỡ - Phần 1

Cập nhật lúc: 2024-09-25 10:37:58
Lượt xem: 2,660

1

 

Ta đã sống cảnh quả phụ trong phủ Hầu gia Hy Bình suốt sáu năm, cho đến khi nhận được một món quà từ phu quân của mình.

 

Món quà ấy đựng trong một hộp gấm, bên trong là một phong thư.

 

Ta thực sự đã chờ mong món quà này quá lâu rồi. Ngày nhận được nó, với ta chỉ có một cảm nhân như cả đất trời đang rộng mở trước mặt ta.

 

Nhưng niềm vui chẳng kéo dài lâu, ngay ngày hôm sau ta đã nghe được tin phu quân gặp họa.

 

Phu quân của ta, Thế tử của phủ Hầu gia Hy Bình, An Viễn tướng quân Tống Diệu Xuyên, bị cáo buộc có tư tình với Công chúa Bắc Địch, nghi ngờ phản quốc.

 

Dù không có chứng cứ xác thực, nhưng hoàng thượng đã vô cùng phẫn nộ, cả nhà học Tống bị tước quan, truất tước.

 

Phụ thân của ta trong triều còn có chút thế lực, lại là đường đệ của đương triều Thái hậu, lúc nhỏ hai người cùng lớn lên dưới sự chăm sóc của tổ phụ, tình cảm sâu nặng như huynh muội.

 

Không ít quan lại cầu xin cho phu quân ta, Thái hậu cũng phái người đến hòa giải.

 

Cuối cùng, phủ Hầu gia Hy Bình chỉ bị tước tước vị, không bị tịch thu gia sản, nhưng phủ đệ được ngự ban cũng bị thu hồi.

 

Lệnh trong ba ngày phải rời khỏi phủ Hầu gia.

 

Chính viện trở nên hỗn loạn.

 

Phụ thân tức giận đến phát bệnh, mê man không tỉnh; mẫu thân thì bận rộn thu xếp hành lý, sai người giải tán bớt gia nhân.

 

Khi ta đến chính viện, mẫu thân hỏi ta: "Trình Nhi, con đã chuẩn bị xong chưa?"

 

"Con đã chuẩn bị xong." Ta đáp.

 

Cha mẹ chồng đối đãi với ta như con gái ruột, ta xưa nay luôn biết như vậy, nên ngồi xuống bên giường cha, giúp người châm cứu.

 

Sau hai khắc, phụ thân dần tỉnh lại, thở ra một ngụm đờm đặc.

 

Người rơi nước mắt: "Nghịch tử này, ta thật sự nên đánh c.h.ế.t nó từ lâu!"

 

"Phụ thân hãy giữ gìn sức khỏe, về sau ngày tháng còn dài." Ta khuyên nhủ: “Cả gia đình lớn nhỏ đều phải trông cậy vào người."

 

Ta còn bốn người em chồng, hai người trong đó là nữ tử còn chưa xuất giá.

 

Cả gia đình đều cần phụ thân chống đỡ.

 

Phụ thân sau khi lấy lại tinh thần, được nhị thiếu gia đỡ dậy, ra ngoài lo liệu chuyện dọn nhà.

 

Chúng ta rời khỏi phủ Hầu gia rộng lớn, xa hoa ngay chân thành Hoàng thành, chuyển đến một con hẻm nhỏ chật hẹp ở Vạn Cảnh.

 

Ngôi nhà còn khá, nhưng không thể so sánh với phủ Hầu gia, ta được phân vào một viện nhỏ thanh tịnh và thanh nhã nhất ở phía Tây.

 

~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~

Tên gọi là "Như Trúc Đường."

 

Nửa tháng sau, phu quân của ta được đưa về nhà.

 

Lần gặp lại này, trông hắn thật thê thảm. Toàn thân đầy thương tích, tay phải bị thương nặng, gần như tàn phế, được thân tín khiêng về.

 

Cha mắng hắn thậm tệ, mẫu thân thì nhìn hắn với ánh mắt lạnh lùng, các em trai và em gái đều tránh xa.

 

"Đưa nó vào hậu viện, tìm một viện cho nó tịnh dưỡng." Cha nói.

 

Ta nói: “Như vậy không thỏa đáng. Trước tiên hãy đưa chàng ấy vào cung, để chàng ấy tự tạ lỗi với bệ hạ.”

 

Phụ thân chần chừ. Người sợ thánh ý khó dò.

 

Thánh ý đúng thật là khó dò, nếu chọc giận bệ hạ, hậu quả sẽ khó mà lường được.

 

Nhưng ta vẫn kiên quyết: “Dù bệ hạ có giáng thêm tội, chỉ cần bệ hạ hả giận, chúng ta mới có cơ hội trở mình. Bằng không, cả đời sẽ phải sống ở con hẻm Vạn Cảnh này.”

 

Mẫu thân luôn ủng hộ ta: “Đưa nghịch tử đó đến cửa Nam Dương. Dù bệ hạ không muốn gặp, ít nhất để các quan lại qua đường thấy bộ dạng thê thảm này.”

 

Hắn đã thất bại trong một trận đánh lơn, thân thể tàn tạ.

 

Hắn từng là vị tướng trẻ tuổi với danh tiếng vang dội, giờ đây một tay đã gần như bị phế.

 

Hắn trông tiều tụy, ánh mắt mờ mịt, như một kẻ sống không hồn.

 

Hắn bị nghi ngờ tư thông với Bắc Địch, dù không có chứng cứ xác thực, nhưng nhà họ Tống đã bị phong bế, có phải quá khắc nghiệt?

 

Nhà họ Tống đưa phu quân của ta đến cửa Nam Dương, ta cùng phụ thân, mẫu thân và hai người em trai đều quỳ ở cổng.

 

Bệ hạ không gặp chúng ta, chỉ sai đại thái giám bên cạnh ra quở trách.

 

Ta không rời đi.

 

Vì ta kiên quyết, phụ mẫu cũng cùng ta quỳ ở đó.

 

Các quan lại khi tan triều nhìn thấy, nhỏ to bàn tán, nhưng đều tránh xa, không ai dám lại gần nói với chúng ta một câu.

 

Đêm rất lạnh, nước đọng thành băng. Phu quân ta nằm trên chiếu cỏ, sắc mặt dần xanh xao, hắn cũng bị lạnh cóng, nhưng vẫn bất động, như không hề hay biết.

 

Đến canh ba, cửa nhỏ của hoàng cung mở ra.

 

Thái tử mặc một bộ y phục hoa lệ, theo sau là một tiểu thái giám cầm đèn, nói với chúng ta: “Về đi. Thái hậu nghe nói các ngươi còn quỳ ở đây, đã khóc đến đau lòng.”

 

Hoàng thượng nổi giận, Thái hậu khóc, Thái tử đích thân ra mặt.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/mua-xuan-tan-vo/phan-1.html.]

 

Đến đây, đã thấy đã đủ thì nên dừng lại. Ta dìu mẫu thân đứng dậy, bảo hai em trai khiêng phu quân nửa tàn của ta lên, định quay về.

 

Thái tử lại gọi ta.

 

Hắn nói: “Trình Nhi, đừng gây chuyện nữa, hãy hầu hạ phụ mẫu cho tốt.”

 

Hắn là biểu ca của ta. Mẫu thân ta là biểu muội của Nhân Chiêu Hoàng Hậu, sinh mẫu của Thái tử.

 

Ta đáp lời, hành lễ rồi lui xuống.

 

Hắn lại gọi ta lần nữa: “Trình Nhi?”

 

Ta dừng bước, ngoái lại. Khuôn mặt hắn ẩn dưới mái hiên cửa Nam Dương, không thể thấy rõ. Hắn cao lớn, tiểu thái giám cầm đèn không chiếu đến gương mặt hắn.

 

“Đêm lạnh, đi đường cẩn thận.” Hắn dặn dò.

 

Ta lại hành lễ rồi cáo lui.

 

Nhà ở con hẻm Vạn Cảnh của chúng ta, cuối cùng vẫn là chật hẹp, hai em trai chưa thành niên phải chen nhau ở một viện, hai em gái thì phải chia nhau ở một viện nhỏ khác.

 

Không còn viện nào dư, ta đồng ý để Tống Diệu Xuyên dưỡng thương ở gian phòng phía Tây của Như Trúc Đường.

 

Sau đó, kinh thành xôn xao bàn tán về nhà họ Tống, còn Tống Diệu Xuyên vẫn như người chết, không ăn, không uống, không cử động.

 

Phụ thân và mẫu thân vừa mắng vừa trách hắn, nhưng lại thương tiếc, ăn không ngon, ngủ không yên.

 

Ta hỏi thân tín đi theo hắn.

 

“Hồi bẩm phu nhân, tướng quân có một ái thiếp. Nàng đã theo tướng quân hơn năm năm, từng lên chiến trường, lập công lao, thông minh mưu lược, tinh thông binh pháp, và đã hai lần sảy thai. Nàng không phải gián điệp, không phải công chúa Bắc Địch.” Thân tín nói.

 

Nói xong, hắn hối hận vì lỡ lời, lo lắng liếc nhìn ta.

 

Ta biết, Tống Diệu Xuyên sáu năm không trở về không chỉ vì Bắc Địch khó đối phó, mà còn vì hắn có một gia đình ở đó.

 

“Nhưng triều đình lại khẳng định nàng là công chúa Bắc Địch.” Ta nói.

 

Thân tín rất kích động, khẳng định điều đó không thể xảy ra.

 

“Đại trần lần này là vì sao lại thua?” Ta hỏi hắn.

 

Phó tướng thân tín đáp: “Là do nội bộ chúng ta có gián điệp, đánh cắp bản đồ bố phòng.”

 

“Đã tìm ra gián điệp chưa?”

 

“Chưa.”

 

Trận chiến này, ba mươi vạn đại quân, mất hơn nửa, hai thành trì bị mất. Triều đình đã thay tướng trước trận, mới ổn định cục diện, giành lại các thành đã mất.

 

Tống Diệu Xuyên là tội nhân.

 

Có lẽ vì chiến thắng quá nhiều trên chiến trường, nên hắn sinh ra kiêu ngạo, dẫn đến sai lầm lớn thế này.

 

Triều đình không c.h.é.m đầu hắn, không diệt Tống gia và ta, thật là nhờ hoàng ân rộng lớn.

 

Ngày thứ chín khi Tống Diệu Xuyên giả chết, ta sai người lôi hắn ra sân.

 

Mùa đông giá rét, những giọt băng dưới mái hiên treo lủng lẳng tựa rèm cửa, trong sân lạnh đến thấu xương.

 

Ta tự tay hất một gáo nước lạnh lên người hắn.

 

Cuối cùng hắn cũng động đậy.

 

"Ngươi xem, Tôn Tẫn tàn phế vẫn bày mưu kỳ diệu, Tư Mã Thiên thân thể suy yếu vẫn để lại áng văn sử bất hủ. Ngươi chỉ mất một cánh tay phải, vẫn còn lành lặn. Nếu đêm nay không c.h.ế.t cóng ngoài sân, sáng mai hãy tự thu xếp, luyện tập cho tay trái của ngươi thành thục đi." Ta nói.

 

Tống Diệu Xuyên bị bỏ mặc ngoài sân suốt một đêm.

 

Sáng hôm sau hắn lên cơn sốt cao.

 

Nhưng tâm trạng của hắn không còn như c.h.ế.t lặng nữa, mà là phẫn nộ.

 

Ta đưa cho hắn một viên Tử Tuyết Đan, thuốc hạ sốt.

 

Hắn tự bình ổn cơn phẫn nộ của mình, thu xếp bản thân, thay y phục sạch sẽ rồi đến trước mặt phụ mẫu quỳ xuống nhận tội.

 

Hắn nhận sai.

 

Hắn đã gây khổ cho những binh sĩ theo hắn nhiều năm, cho dân chúng biên thành, và cả nhà họ Tống.

 

Phụ mẫu không còn mắng chửi nữa, chỉ nói với hắn: "Nếu ngươi có nỗi oan, hãy đứng dậy trả thù, đừng hèn nhát mà chết, để lại tiếng xấu muôn đời cho nhà Tống."

 

Tay phải của Tống Diệu Xuyên bị thương khá nặng, ta tiếp tục châm cứu, hoạt huyết cho hắn.

 

Ta mời Lý Canh Điền, một bậc thầy đao pháp giỏi nhất, đến dạy hắn dùng tay trái luyện đao.

 

Ngày tháng cứ thế trôi qua.

 

Khi tay phải của hắn có thể cầm đũa, thì đã là tháng ba năm sau, xuân sắc nở rộ.

 

Hắn hỏi ta: "Nàng tên là Tô Trình, đúng không?"

 

Ta mỉm cười.

 

"Không phải."

Loading...