Chạm để tắt
Chạm để tắt

Bà Đỡ Khó Sinh - Chương 1

Cập nhật lúc: 2024-08-02 17:45:53
Lượt xem: 360

Khi bà nội tôi ch/ế/t, cha tôi gọi điện bảo tôi ngồi xe suốt đêm trở về gấp.

 

Về đến nhà, quan tài giữa linh đường, đã đóng chặt.

 

Cha mẹ đưa thẳng cho tôi một chiếc áo đạo sĩ màu vàng, khoác lên người tôi, dùng một sợi dây thừng buộc eo.

 

Đưa cho tôi một con gà trống đỏ, bảo tôi trong ba ngày làm lễ, chỉ được ngồi trên quan tài, làm “đồng tử trấn quan tài.”

 

Ăn cơm cũng ở trên quan tài, cho dù đi vệ sinh cũng phải nói qua một tiếng với pháp sư, để ông ta giúp tôi ngồi đè quan tài, mới được đi.

 

Theo tôi biết chỉ khi nào ch/ế/t th/ảm, ch/ế/t o/an, o/án h/ận nhiều, dễ dàng biến thành cương th/i, hoặc người ch/ế/t không cho đi ch/ô/n mới cần “đồng tử trấn quan tài”

 

Nhưng bình thường là con trai, cháu trai, hoặc là con cháu trong nhà có nhiều dương khí trấn hòm quan tài.

 

Một đứa con gái 24, 25 tuổi, trấn được cái gì.

 

Anh trai của tôi thì sao?

 

Bình thường chuyện gì tốt đều cho anh ta, cái loại việc xui xẻo trấn hòm quan tài này lại để dành cho tôi mà được à?

 

Cứ nhắc đến là cha tôi lại sưng mặt, hét to: “Mày không muốn ch/ế/t đừng hỏi nhiều!”

 

Mẹ tôi thì an ủi: “Bà nội thương con nhất, con nên ở bên bà nhiều hơn.”

 

Tôi nghe không hiểu, nhưng ở đây nhiều người đi lại, bà con thôn xóm đều đứng hóng chuyện, dường như họ chỉ mong tôi quậy tung mọi thứ lên.

 

Ôm gà trống, bò lên trên quan tài, ngồi ở giữa quan tài theo lời của pháp sư.

 

Sau khi ngồi xuống, nhìn ngọn lửa cháy ở linh đường, họ muốn tôi ngồi trên quan tài của bà nội, người đối xử tốt nhất với tôi trong cái nhà này. Không được nhìn mặt bà nội lần cuối, cũng không biết bà ch/ế/t như thế nào.

 

Mắt cay cay, nhịn không được chảy nước mắt, càng thêm nghi ngờ mọi chuyện đang xảy ra.

 

Bà nội tôi là bà đỡ nổi danh khắp vùng, cũng phải đến 800, 1000 đứa trẻ được một tay bà đỡ ra đời.

 

Nghe nói trước đây, rất nhiều th/ai lệch vị trí, kh/ó sinh mấy ngày mấy đêm, nhưng chỉ cần bà tôi đến là có thể mẹ con bình an.

 

Cho đến bây giờ, lễ tết năm nào cũng có rất nhiều người mang theo những đứa trẻ trưởng thành đến thăm bà nội tôi, luôn miệng nhắc mãi nếu không có bà nội tôi thì một x/á/c hai m/ạ/ng.

 

Gần chục năm nay, mọi người vì an toàn nên đến bệnh viện sinh sản, ít người tìm bà nội tôi đỡ đẻ, nhưng bà chuyển qua đỡ đẻ cho heo, dê, bò.

 

Mới tết năm vừa rồi ở nhà, bà nội còn nói nếu tôi có bạn trai thì đưa về để bà nhìn xem, bà nội muốn giúp tôi kiểm tra.

 

Tôi nhìn quan tài sơn đen, càng nghĩ càng thấy kỳ lạ. Dây thừng buộc quanh eo bốc mùi lạ giống như mùi trong quan tài.

 

Khi nhìn phía quan tài, những người trong thôn không còn giống trước đây tôn kính mà rất kỳ quái.

 

Nhưng tôi đang ôm gà trống ngồi trên quan tài, không có cơ hội hỏi chuyện họ. Ngồi đến giữa trưa, nhịn không được, tôi gọi pháp sư giúp tôi ôm gà ngồi trên quan tài, mới đi vệ sinh.

 

Na pháp sư yêu cầu tôi, không được cởi dây thừng buộc trên eo, không được cởi áo đạo sĩ, đi vệ sinh xong phải trở về đây ngồi ngay, ông ta chỉ thay dùm tôi được 5 phút.

 

Đi vệ sinh cũng phải quy định thời gian sao?

 

Tôi đang muốn tranh luận, nhưng cha tôi lại gào rống lên. Vẫn như trước đây m/ắ/ng tôi không biết điều, cho tôi lên đại học, kiếm được việc làm rồi không còn quan tâm đến gia đình. Bây giờ bà nội ch/ế/t rồi, bảo tôi ngồi trên cái hòm quan tài còn lắm chuyện hạch sách.

 

Ông ta chửi, không cần biết đúng sai..

 

Nhưng tôi ngồi đây nửa ngày, còn chả thấy bóng thằng anh trai tôi đâu?

 

Ông ta nói cho tôi lên đại học, nhưng tiền học phí, tiền sinh hoạt đều là bà nội trộm đưa tôi, ông ta còn đòi lại tiền tôi đấy.

 

Dù sao mấy năm nay tôi cũng nhìn rõ rồi. Ông ta càng chửi ghê gớm, thì càng cố giấu chuyện gì đó, chắc chắn việc này không bình thường.

 

Cha tôi chửi hăng say, còn muốn lấy cây gậy chống cạnh quan tài để đánh tôi. May mà mấy người phụ trách tang lễ cản lại.

 

Pháp sư già thở dài bảo tôi đi vệ sinh nhanh đi, ông ta thật sự chỉ giữ được 5 phút.

 

Lúc tôi đi qua WC, thấy một đám các thím phụ bếp tụm lại xem gì đó, còn xì xào bàn tán: “Chắc bà Bảy làm chuyện á/c nên ch/ế/t thảm đúng không? ”

 

Bà Bẩy là cách gọi của mọi người với bà nội của tôi.

 

Cho dù là trai gái già trẻ đều gọi bà là bà Bảy.

 

Các bà ấy ngồi tụ họp, gặm hạt dưa, chăm chú nhìn điện thoại, tôi đến gần nhìn thoáng qua rồi sợ ngây người.

 

Đó là đoạn video quay trộm lúc liệm, trên video là hình ảnh bà nội tôi.

 

Bà nằm trên giường, trợn trừng mắt, há mồm, hai bàn tay xám trắng co quắp lại. Bà Bốn chuyên phụ trách trang điểm, thay quần áo cho người ch/ế/t trong làng, đang thay quần áo cho bà tôi.

 

Bà ta lau xong lưng, mặc áo tang cho bà nội, sau đó bắt đầu dùng kim chỉ khâu lại đôi mắt và miệng của bà lại. Vừa khâu miệng vừa lẩm bẩm nói gì đó.

 

Tôi nhìn sợi chỉ đen xuyên qua mí mắt, m.á.u chảy đỏ thẫm, nhìn mũi kim đ.â.m xuống tôi cảm thấy đau nhức.

 

Bà Bốn khâu xong miệng và mắt của bà nội xong, lại khâu tiếp xuống bên dưới, khâu hết khe hở áo tang.

 

Cuối cùng gõ 10 ngón tay co chặt của bà nội ra.

 

Tay của bà tôi nhỏ, bởi vì đỡ đẻ, có khi thai lệch vị trí, bà sẽ thò tay vào chỉnh lại, nên tay được chăm sóc kĩ, chu đáo.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.vn - https://monkeyd.vn/ba-do-kho-sinh/chuong-1.html.]

 

Bà đập rất mạnh, 10 ngón tay tách ra kêu cạch cạch, có mấy ngón bị bẻ gãy, vặn vẹo giống chân gà.

 

Tôi đứng sau lưng mấy bà thím xem video mà đơ hết người, cảm giác không chân thật.

 

“Khổng Vũ Miên!” Tiếng cha tôi gào thét vang lên.

 

Những bà thím đang xem video hoảng sợ, nhanh chóng cất điện thoại, tái mặt nhìn tôi.

 

“Bà nội ch/ế/t như thế nào?” Tôi quay đầu nhìn ông ta, trầm giọng nói: “Sao bà nội lại bị như vậy?”

 

Trợn mắt há mồm, mười ngón co quắp, ch/ế/t bình thường mà như vậy sao?

 

“Mày lên hòm quan tài ngồi ngay cho tao!” Cha tôi cầm cây chổi định đánh tôi.

 

Mẹ ôm cổ tôi, kêu mấy bà thím đang ngồi gặm hạt dưa, kéo ông ta đi.

 

Rồi quay lại nói với tôi: “Miên Miên, sắp đến giờ rồi, con nhanh ra ngồi trên hòm quan tài đi. Bà nội thương con nhất, con nhanh đi đi, nếu không sẽ xảy ra chuyện xấu. Bây giờ không phải lúc hỏi chuyện này, chờ bà nội con chôn cất xong rồi, mẹ sẽ kể hết cho con nghe mọi chuyện, được không?”

 

“Khổng Vũ Hiên đâu?” Tôi nhướn cổ nhìn mẹ: “Không phải anh ta ở nhà sao? Đâu rồi?”

 

Trong nhà này đúng là bà nội thương tôi, nhưng bà nội càng nuông chiều cháu trai Khổng Vũ Hiên hơn.

 

Mỗi lần đỡ đẻ cho người ta về, cho tôi mười đồng, cũng phải cho Khổng Vũ Hiên 50 đồng.

 

Tại sao mọi người lại không nhìn ra được?

 

“Anh trai con bận việc.” Mẹ tôi xanh mặt, giống như đang sợ cái gì, đẩy tôi: “Con nhanh đi vệ sinh, nhanh lên!”

 

Bà ta gấp gáp chảy cả nước mắt, người run lên, giống như rất sợ hãi.

 

Mấy bà thím vẫn đứng xì xào bàn tán, chỉ muốn mọi chuyện ầm ĩ để hóng hớt.

 

Tôi vội vàng đi vệ sinh, rồi ra ngồi trên hòm quan tài.

 

Cũng chỉ mệt mỏi một chút, rồi đầu óc tỉnh táo lại, tôi nghĩ với cái tính cách của cha mẹ mình, thế nào cũng không nói cho tôi biết tại sao bà nội ch/ế/t.

 

Để chờ chôn cất xong, tôi sẽ tìm người già trong làng hỏi chuyện.

 

Ngồi đến tối, tôi không chịu nổi. Mẹ tôi cầm một chiếc chăn mỏng, trải trên quan tài, bảo tôi nếu mệt thì nằm một lát, cho dù thế nào cũng phải ngồi trên quan tài cho đến lúc chôn, khi nào có đất rơi xuống nắp quan tài thì mới được phép rời đi.

 

Pháp sư Na sợ tôi ngủ rơi xuống, lấy dây thừng trên eo tôi buộc vào quan tài. Đặc biệt nhấn mạnh, cho dù xảy ra chuyện gì cũng không được rời khỏi quan tài. Cho dù ông ta đến ngồi thay cũng chỉ được 5 phút.

 

Việc này thật kỳ quái, đến nửa đêm, đội người phụ trách tang lễ đi ăn cơm hút thuốc.

 

Tôi ôm gà trống nằm nghiêng trên nắp quan tài, cố gắng nghỉ ngơi. Dường như tôi nghe được tiếng cạch cạch trong quan tài. Như là người già bị nghẹn cục đờm trong cổ họng, hay tiếng cổ họng gà trống lấy hơi, cũng giống tiếng vật gì bị khâu lại cố lôi ra…

 

Nghĩ đến video hồi trưa xem, khe hở mắt miệng của bà nội, tôi bịt chặt tai lại không muốn nghe.

 

Lúc này chợt vang lên tiếng nói của đàn ông: “Chờ đến ngày bà nội cô đi chôn cất, lúc đi qua cầu đá, cô kéo dây thừng ra, ném xuống dưới cầu, cô cũng nhảy xuống cầu. Sau đó bơi xuôi dòng nước, không được quay đầu, bơi thẳng về phía trước, như vậy mới bảo vệ cô được một m/ạ/ng.”

 

Trong làng đưa tang đi qua một chiếc cầu đá, cầu rất cao, nước không sâu, nhưng lại toàn tảng đá, to nhỏ đều có.

 

Nhảy xuống không ch/ế/t đuối cũng bị gãy chân, làm sao mà s/ống sót?

 

Tôi quay đầu lại, chỉ thấy một thanh niên mặc áo dài màu trắng, thân hình dong dỏng cao, đang đứng cạnh quan tài. Lớn lên thật đẹp trai, nét mặt u buồn, lẳng lặng đứng đó như trăng sáng chiếu trên mặt hồ.

 

Thấy tôi nhìn lại, anh ấy thở dài, vung tay ném cho tôi thứ gì đó: “Ba ngày này sẽ có nhiều chuyện rắc rối, giữ lấy vật này sẽ bảo vệ cô một m/ạ/ng đến ngày đưa tang, nhớ kĩ đến ngày đó cô phải nhảy cầu!”

 

Tôi thấy trong lòng n.g.ự.c động một chút, sau đó là một vật lạnh lẽo rơi trên ngực, lăn xuống quan tài. Nhanh tay bắt lại được, nhìn kỹ là một hòn đá cuội to bằng quả trứng bồ câu.

 

Lạnh lẽo, trơn mịn.

 

Ngước lên nhìn không còn bóng dáng thanh niên áo trắng, giống như vừa rồi chỉ là giấc mơ.

 

Nhưng nếu là giấc mơ thì hòn đá cuội này ở đâu ra?

 

Đang suy nghĩ thì lại nghe thấy tiếng “cạch cạch”.

 

Sau đó một bóng người từ bên ngoài đi vào linh đường, quỳ gối trước quan tài.

 

Không ngờ đó chính là bà Bốn, người trang điểm x/á/c ch/ế/t cho bà nội.

 

Chắc chắn bà ta biết rõ bà nội ch/ế/t như thế nào.

 

Tôi vội vàng gọi bà ta vài câu, muốn hỏi bà ta nguyên nhân ch/ế/t của bà nội tôi.

 

Nhưng bà Bốn dường như không nghe thấy, dập đầu mấy cái thật nặng trước quan tài.

 

Sau đó đưa tay lấy kim chỉ từ trong túi, tự đ.â.m xuống miệng của mình. Từng mũi kim đi xuống, sợi chỉ đen xuyên qua bờ môi, m/á/u tươi tuôn ra.

 

Bà ta như không biết đau, nhanh nhẹn khâu lại miệng mình y như lúc khâu xác bà nội tôi.

 

Từ khe hở miệng, như mắc cục đờm phát ra tiếng kêu cạch cạch.

 

Mà con gà trống tôi ôm trong ngực, vang lên cục tác như tiếng gà mái đẻ trứng.

 

Loading...